Tìm hiểu về kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh

1292

Các điều dưỡng viên cần phải nắm rõ kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc pha thuốc với liều lượng bị giảm.

Tìm hiểu về pha thuốc

Về bơm tiêm và kim tiêm

Bơm tiêm có cấu tạo gồm một nòng ngoài hình trụ, phần đầu được thiết kế phù hợp với đốc kim tiêm, cà pittông là nòng trong. Bơm tiêm sẽ được đóng gói cẩn thận trong vô khuẩn và chỉ sử dụng được 1 lần.

Về kim tiêm sẽ được đóng gói trong tình trạng vô khuẩn riêng biệt hoặc có thể với bơm tiêm. Cấu tạo của kim tiêm gồm 3 thành phần: thứ nhất là đốc kim, thứ hai là thân kim và thứ ba là mặt vát kim.

Nguyên tắc điều dưỡng cần biết khi pha thuốc

Điều dưỡng viên cần năm rõ tính chất thuốc cũng như liều lượng trước khi chuẩn bị thuốc. Trong trường hợp tiêm phải liều lượng lớn thuốc vào cơ thể của bệnh nhân sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, đau, và tổn thương mô cho người bệnh. Điều dưỡng cần phải xác định được vị trí tiêm trên người bệnh, xác định cấu trúc giải phẩu, quyết định nơi tiêm phù hợp với lượng thuốc chỉ định.

Mục đích cần phải xác định chính xác này theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM là giảm thiểu những tai biến do tiêm thuốc gây ra như tổn thương mô, thần kinh, mạch máu. Đảm bảo lựa chọn cỡ kim thích hợp cho từng đường tiêm và vị trí tiêm. Cần phải nắm chắc hướng dẫn sử dụng thuốc để rút đúng liều lượng nước để pha tiêm tùy vào từng loại thuốc. Cần tuân thủ quy tắc vô khuẩn trong toàn bộ quá trình pha cũng như rút thuốc.

Người điều dưỡng chỉ được để tay vào nòng ngoài của bơm tiêm và đốc kim. Tuyệt đối không để vát kim, thân kim, thân pittong chạm vào vật không được vô trùng. Giữ bơm tiêm ngang với tầm mắt ở góc 90° để đảm bảo lấy được đúng lượng thuốc và giảm được hết khí.

Bơm kim tiêm

Nội dung thứ tự bước thực hiện sao phiếu thuốc, sao y lệnh thuốc từ hồ sơ vào phiếu thuốc như sau: Họ tên bệnh nhân, tên loại thuốc, hàm lượng của thuốc, liều lượng của thuốc, đường dùng thuốc, thời gian sử dụng thuốc.

Nội dung về kiểm tra các nhãn thuốc theo giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng là gồm  tên của thuốc, hàm lượng của thuốc, đường dùng, hạn sử dụng. Nhìn toàn diện lọ thuốc, ống thuốc ( kiểm tra chất lượng của thuốc, tính nguyên vẹn của thuốc).

Thực hiện rửa tay theo quy trình rửa tay nội khoa. Điều dưỡng thực hiện chuẩn bị các dụng cụ, chuẩn bị khay dụng cụ gồm: Bơm tiêm, kim pha thuốc, bình kền sát khuẩn da. , hộp bông cầu cồn, hộp bông cầu khô, ống nước cất pha thuốc, hộp chống shock, găng tay sạch, túi rác y tế, hộp đựng vật sắc nhọn, chai dung dịch rửa tay nhanh.

Rút dung dịch pha thuốc: thực hiện kiểm tra lại ống nước pha tiêm (nước cất) và lọ thuốc lần 2. Điều dưỡng viên búng nhẹ đẩu ống nước pha tiêm đến khi nào thấy nước từ trên cổ ống xuống hết thân ống. Cần phải diệt khuẩn ống thuốc bằng bông cầu cồn. Mở nắp của lọ thuốc, để lộ phần cao su, sử dụng bông cầu cồn để sát khuẩn nắp cao su. Sử dụng gạc hoặc bông cầu khô để bẻ ống nước pha tiêm. Bắt đầu rút từ từ nước pha tiêm vào bơm tiêm ( lượng tùy theo loại thuốc).

Bơm nước pha tiêm vào lọ để thực hiện hòa tan thuốc: Đâm kim tiêm vào giữa nắp cao su theo góc 45 độ sau đó dựng với góc 90 độ. Bơm nước pha tiêm vào lọ thuốc sau đó rút khí trả lại bơm tiêm. Thực hiện rút kim ra và bắt đầu lắc đểu thuốc theo chiều ngang.

Thực hiện rút thuốc đã thực hiện hoà tan vào trong bơm tiêm: Sử dụng bơm tiêm đang có khí, đâm lại vào lọ thuốc, bơm khí vào lọ, phải cho mặt vát kim vào ngập trong thuốc, rút hết thuốc trong lọ ra. Kiểm tra lại thuốc. Xử lý các rác thải bằng cách cho vào trong rác y tế, đối với ống nước pha tiêm thì cho vào nơi đựng vật sắc nhọn.

Chuẩn bị tiêm thuốc cho bệnh nhân: Thay kim tiêm với kích cỡ phù hợp với đường tiêm.