Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa Điều dưỡng và Y sĩ đa khoa

1518

Ở bệnh viện, nhiều người vẫn gọi Y tá chung cho cả Điều dưỡng và Y sĩ đa khoa. Tuy nhiên Y tá chỉ là cách gọi cũ của Điều dưỡng viên. Còn thực chất Y sĩ và Điều dưỡng vẫn là 2 nghề hoàn toàn khác nhau.

Bài viết sau đây sẽ làm rõ hai khái niệm này.

  1. Điểm chung của ngành Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đa khoa

Cả hai ngành này đều phụ trách chung các công việc sau:

  • Tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân và người bệnh thực hiện theo đúng nội quy của bệnh viện, cơ sở khám bệnh
  • Phối hợp cùng bác sĩ chăm sóc và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân
  • Theo dõi tình hình sức khoẻ, ghi chép và báo cáo cho các nhóm chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị mới
  • Hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà và những điều cần lưu ý khi xuất viện
  • Thường trực và chăm sóc người bênh bất cứ khi nào bệnh nhân cần
  1. Điểm khác biệt giữa Điều dưỡng đa khoa và Y sĩ đa khoa

Điều dưỡng Đa Khoa:

  • Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năn, hướng dẫn cách tự chăm sóc sức khoẻ, động viên tinh thần giúp người bệnh yên tâm điều trị
  • Quản lý thuốc hàng ngày cho từng bệnh nhân và toàn khoa. Ghi chép báo cáo số lượng thuốc nhận trình lên Trưởng khoa.
  • Phổ biến, tuyên truyền, tư vấn công tác liên quan đến phòng, chữa bệnh cho cả người bệnh và thân nhân của họ
  • Ghi cập nhật sổ đăng ký bệnh nhân ra viện, nhập viện, chuyển khoa, chuyển viện và tử vong. Đồng thời bảo quản hô sơ sổ sách, bệnh án, ấn chỉ trong 
  • Lĩnh thuốc hàng ngày và bàn giao cho Y sĩ để chăm sóc từng bệnh nhân theo y lệnh
  • Tổng hợp, ghi chép số lượng thuốc bệnh nhân đã sử dụng cho tới khi ra viện
  • Kiểm tra thuốc trực hàng ngày, bổ sung thuốc trực theo quy định và thu hồi thuốc thừa để trả lại cho khoa dược
  • Tiếp nhận dụng cụ Y tế, Văn phòng phẩm, cấp phát và lập sổ theo dõi sử dụng theo kế hoạch của trưởng khoa.

Y Sĩ Đa Khoa:

  • Theo dõi, bảo đảm công tác vệ sinh phòng bệnh, tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân về cách vệ sinh phòng bệnh, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về công tác phòng bệnh và hiểu biết y học.
  • Tham gia lập kế hoạch bao vây, kiểm soát vùng dịch bệnh. Đồng thời báo cáo cấp trên tình hình dịch bệnh để có biện pháp đối phó kịp thời.
  • Kết hợp với nữ hộ sinh để lên kế hoạch tuyên truyền và bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ sơ sinh theo từng thời kỳ
  • Thống kê tình hình sinh tử, dịch bệnh và lập thành tài liệu nghiên cứu báo cáo lên cấp trên
  • Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các Cán bộ đảm nhận về bệnh xã hội
  • Kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược. Đặt kế hoạch duy trì thuốc ở nơi công tác, sử dụng cây thuốc Nam
  • Lên kế hoạch phòng bệnh cho nhân dân
  • Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ Y tế ở nơi công tác và vệ sinh viên trong tổ lao động
  • Tư vấn, đóng góp ý kiến cho các ngôi trường trong công tác phòng bệnh cho học sinh, sinh viên

  1. Bậc học

– Điều dưỡng đa khoa có 3 bậc học chính: Đại học điều dường, Cao đẳng Điều dưỡng, Trung cấp Điều dưỡng.

Với Trung cấp Điều dưỡng và Cao đẳng Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm việc tại các cơ sở Y tế, bệnh viện, phòng khám trên cả nước.

Còn hệ Đại học, các bạn có thể làm Điều dưỡng Trưởng tại các bệnh viện TW.

– Y sĩ đa khoa có 2 bậc học Đại học Đa khoa và Y sĩ đa khoa. Tương ứng với vị trí Bác sĩ và Y sĩ, nơi làm việc và nhiệm vụ cũng tương tự như ngành Điều dưỡng.

Trên đây là các thông tin phân biệt giữa hai nghề Y sĩ và Điều dưỡng viên. Còn bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc liên hệ chuyên mục Tin tức Y Dược để các Y Bác sĩ tư vấn cụ thể nhất!