Điều dưỡng viên là ai, lịch sử, nhiệm vụ và vai trò trong xã hội

1277

Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học về Điều dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo dục và sự hoàn thiện về mặt lâm sàng.

Nghề này ra đời và phát triển song song với sự phát triển của công tác chăm sóc sức khoẻ trong xã hội.

Lịch sử ra đời của nghề Điều dưỡng viên tại Việt Nam

Ít ai biết rằng nghề Điều dưỡng viên tuy quen thuộc nhưng chỉ mới xuất hiện chính thức tại Việt Nam từ thế kỷ XIX. Khi mà các bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được người Pháp xây dựng thì nghề Điều dưỡng mới chính thức được đặt tên. Còn được gọi với cái tên khác là Y tá, lúc bấy giờ Điều dưỡng viên mới chỉ được đào tạo tại Bệnh viện theo hướng “cầm tay chỉ việc” mục đích làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân và phục vụ bác sĩ. Đến năm 1946 các khoá đào tạo Y tá nông thôn được mở ra và tăng cao trong năm 1960. Hệ đào tạo Cao đẳng và đại học cũng dần dần được bắt đầu vào cuối thế kỷ XX đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành này.

Từ năm 2000 trở đi, Điều dưỡng chính thức được công nhận là ngành nghề độc lập, bổ sung trong hầu hết bệnh viện cả nước. Song song cùng sự hình thành hệ thống quản lý điều dưỡng các cấp với 65% Sở Y tế các tỉnh đã bổ nhiệm Điều dưỡng trưởng, 84,7% bệnh viện có phòng Điều dưỡng. Hoàn thiện công tác đào tạo Điều dưỡng viên Cao đẳng và Đại học. Từ đó vai trò và nhiệm vụ của Điều dưỡng viên cũng được phân bổ toàn diện và cụ thể hơn thay vì chỉ đảm nhận một số công việc lẻ tẻ như trước.

Nhiệm vụ chính của Điều dưỡng viên

Công việc của Điều dưỡng viên thường được ví với việc “làm dâu trăm họ” vì phải tiếp xúc, chăm sóc với rất nhiều người thuộc về nhiều lĩnh vực, tuổi tác, tính cách khác nhau trong xã hội. Nhìn chung nhiệm vụ chính của một Điều dưỡng viên gói gọn trong 4 nhóm người sau:

  • Người chăm sóc:

Với nhiệm vụ của mình, điều dương viên chính là người luôn bên cạnh động viên, chăm sóc bệnh nhân về nhiều mặt. Đây là công việc quan trọng có tác động rất lớn đến người bệnh mà dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến mấy cũng không làm thay được.

Người truyền đạt thông tin

Điều dưỡng viên có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và truyền đạt, báo cáo tình trạng diễn biến bệnh của bệnh nhân cho đồng nghiệp và cấp trên. Bao gồm cả việc dùng thuốc, cơ địa bệnh nhân có thích ứng hay không, biểu hiện, biến chứng bệnh.. Việc truyền đạt có thể thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để quá trình điều trị thực hiện tốt hơn giúp người bênh mau chóng trở về cuộc sống đời thường.

Người tư vấn

Ngày nay việc phòng bệnh, nâng cao và duy trì sức khoẻ được thực hiện song song với nhiệm vụ chữa bệnh. Tư vấn chính là công tác giúp bệnh nhân nhận biết và đương đầu với những căng thẳng tâm lý trong quá trình điều trị bệnh. Quá trình này có thể thực hiện với một hoặc một nhóm người bao gồm cả người bệnh và người chưa bị bệnh. Đòi hỏi người Điều dưỡng viên phải có kỹ năng phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đánh giá quá trình tiến triển của bệnh để tư vấn chính xác nhất.

Người biện hộ cho người bệnh

Người biện hộ chính là thúc đẩy những hành động tốt đẹp hướng tới đảm bảo nhu cầu của người bệnh. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên còn giữ vai trò thứ yếu của người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng.

Vị trí, vai trò của người Điều dưỡng trong nền kinh tế mỗi nước

Lực lượng điều dưỡng viên bao gồm cả hộ sinh giữ vai trò chính yếu trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của nhiều quốc gia. Với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu, Điều dưỡng viên chiếm giữ vị trí quan trọng ở ba tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong hệ thống Y tế.

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ hay Canada, Thái Lan, Philippines. Malaysia.. Điều dưỡng viên có mặt trong hầu hết các công đoạn chăm sóc sức khoẻ và có vai trò quan trọng ngang hàng với bác sĩ.

Riêng tại Việt Nam thì tình hình có vẻ không khả quan bằng vì cơ bản công tác Điều dưỡng tại nước ta vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Điều dưỡng viên thường được xem là người đứng sau bác sĩ, đảm nhận những nhiệm vụ thứ yếu.

Mặc dù trình độ và phạm vi thực hành của Điều dưỡng viên Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi song nhận thức của người dân về vai trò của người Điều dưỡng vẫn chưa phù hợp với thực tế.