Hen suyễn: Báo động 3000 người Việt tử vong mỗi năm, nguy hiểm như thế nào?

925

Con số thống kê từ Bộ Y tế cho thấy mỗi năm Việt Nam có tới 3000 người tử vong vì hen suyễn, báo động tình hình vô cùng nguy cấp trong phòng và chữa căn bệnh này.

Đặc biệt, khi mùa lạnh về, tỷ lệ bệnh tái phát luôn ở mức cao điểm nhất trong năm chủ yếu rơi vào cơn hen phế quản (cơn hen cấp). Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường chủ quan dẫn tới biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong.

Giải đáp về căn bệnh này, Bác sĩ Võ Văn Thái- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phần lớn biến chứng gây tử vong của bệnh hen suyễn do các nguyên nhân sau:

Tràn khí màng phổi do biến chứng của hen phế quản

Tràn khí màng phổi là biến chứng phổ biến đầu tiên mà bệnh nhân có thể bị khi mắc hen suyễn. Số liệu thống kê từ các bệnh viện lớn trên cả nước cho thấy có tới 5% tỷ lệ bệnh nhân mắc hen suyễn bị tràn khí màng phổi. Nguyên nhân bởi vì người mắc hen phế quản thường có phế nang giãn rộng hơn, mạch máu ở các vị trí này thường thưa do vậy khiến áp lực trong phế nang tăng cao.

Khi vận động hoặc làm việc nặng có thể dẫn tới vỡ phế nang, tràn khí màng phổi dẫn tới đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm thứ 2: Não bị tổn thương

Nhiều người thường cho rằng hen là bệnh của đường hô hấp, không hề liên quan đến não bộ. Tuy nhiên, thực tế căn bệnh này lại có tác động mạnh đến cả hệ thần kinh não bộ, nặng hơn có thể khiến hoạt động hô hấp bị ngưng lại.

Biến chứng này xảy ra khi hen phế quản rơi vào giai đoạn nặng do không được điều trị dứt điểm trước đó. Dẫn tới suy hô hấp, oxy không được cung cấp kịp thời cho cơ thể, đặc biệt là não. Khi bệnh nhân hen nặng, có thể bị ngừng hô hấp, CO2 trong máu tăng, người bệnh rơi vào hôn mê và tử vong bất kỳ lúc nào nếu không được cấp cứu kịp thời.

Suy hô hấp là biến chứng của hen phế quản

Hen phế quản về lâu dài nếu điều trị không đúng cách sẽ dẫn tới hen phế quản cấp hoặc ác tính. Dấu hiệu gây suy hô hấp dễ nhận biết đó là người bệnh thấy khó thở, tím tái mặt mày, đôi lúc phải lệ thuộc vào bình oxy và có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh hen suyễn, người bệnh một khi đã rơi vào giai đoạn này đồng nghĩa rằng khả năng thuyên giảm dường như rất chậm.

Vì vậy, để không bị căn bệnh này “phá huỷ”, bào mòn sức khoẻ, chúng ta nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi mắc viêm phế quản. Đồng thời thực hiện nghiêm ngặt lối sống lành mạnh theo nguyên tắc sau:

  1. Rửa tay: Đúng cách và thường xuyên
  2. Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi
  3. Không ngồi bên lò sưởi, tránh khói thuốc lá
  4. Che kín miệng, mũi khi đi ra ngoài
  5. Thay thế bộ lọc hệ thống sưởi ấm nhà và vệ sinh nhà cửa
  6. Chủ động tập thể dục trong nhà mùa lạnh tới
  7. Ăn uống đủ chất và tránh mất nước
  8. Lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra để kiểm soát bệnh
  9. Theo dõi, để ý các triệu chứng hen suyễn của bản thân