12 Bí quyết giúp Teen 2k1 “ẵm trọn” điểm 10 môn ngữ văn THPT 2019

1086

Ngữ Văn là môn học khống chế điểm với nhiều thí sinh. Tuy nhiên, 12 bí quyết “thần thánh” dưới đây của TS Phạm Hữu Cường sẽ giúp các bạn đạt điểm cao ở bài thi môn Ngữ Văn THPT 2019.

Profile “chất lừ” của Thầy Phạm Hữu Cường

  • Tốt nghiệp trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Học vị: Tiến sĩ
  • Công việc hiện tại: giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội
  • Kinh nghiệm chuyên môn: trên 20 năm kinh nghiệm
  • Giải nhất HSG quốc gia môn Văn lớp 12
  • Là một trong số các Gi áo viên luyện thi môn Ngữ văn hàng đầu Hà Nội. Nhiều học sinh đỗ Thủ khoa, Á khoa của các trường đại học danh tiếng
  • Có nhiều thành tích tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi đạt giải Quốc gia môn Văn, được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen
  • Nhiều năm liền thuộc đội ngũ ra đề thi ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT

12 Bí quyết ẵm trọn điểm 10 môn Văn THPT 2019

Lời khuyên chung khi làm văn

Theo Ts. Phạm Hữu Cường để đạt điểm cao bài thi Ngữ Văn THPT Quốc gia 2019 bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện, sâu sắc, chúng ta cần phải trình bày bài làm thật sạch đẹp, chuẩn mực, rõ ràng và sáng tạo.

Do vậy, khi viết hết đoạn văn, đầu dòng cần lùi vào từ 3-4cm. Đặc biệt, teen 2k1 nên viết theo kiểu diễn dịch, tức là câu chủ đề sẽ đặt ở đầu đoạn, sau đó trình bày các ý sau giúp đoạn văn được nổi bật, thu hút người chấm.

Bên cạnh đó, thời gian làm bài Ngữ Văn tương đối hạn chế với đề thi dài. Cho nên các em cần phân bổ thời gian hợp lý, không lập dàn ý quá chi tiết hay viết nháp mở bài, kết bài, mà chỉ nên vạch ra một số ý chính theo yêu cầu của đề, sau đó vừa viết vừa suy nghĩ.

Bí quyết khi làm bài văn nghị luận xã hội

Các dạng bài nghị luận xã hội thường đề cập đến các sự kiện ngoài cuộc sống. Do vậy, các em nên dành thời gian đọc báo, xem thời sự để cập nhật tin tức ngoài đời sống xã hội, giúp bản thân có thêm chất liệu xây dựng bài nghị luận xã hội  có sức thuyết phục.

Với thí sinh khi bắt đầu làm bài nên bắt tay vào việc xác định đúng yêu cầu của đề cũng như huy động kỹ năng, phương pháp, kiến thức cần có để làm bài. Cụ thể ở một câu nghị luận xã hội bao giờ cũng yêu cầu thí sinh bình luận về một vấn đề xã hội chứ không phải chứng minh. Nên học sinh phải trình bày rõ ràng, có tính thuyết phục cao về quan điểm, suy nghĩ, thái độ của mình trước sự việc được nêu trong đề bài. Lưu ý là tập trung xoáy sâu vào cảm nhận đánh giá của mình chứ không phải đưa thật nhiều dẫn chứng thực tiễn để chứng minh cho vấn đề đó.

Cũng theo Thầy Phạm Hữu Cường một bài nghị luận xã hội nên lấy 4 dẫn chứng là đủ, miễn đó phải là các dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục và được lồng ghép khéo léo, ngắn gọn. Thí sinh nên chú trọng vào việc đưa ra các lý lẽ lập luận, bày tỏ suy nghĩ của người Viết.

Bí quyết “ẵm” điểm tối đa khi làm nghị luận Văn học

Với phần nghị luận văn học, Thầy Cường cho biết, học sinh cần nắm được kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng, giá trị nội dung,..

Bên cạnh đó, để làm bài tốt, các em nên nắm chắc các thao tác nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn văn, đoạn trích, tác phẩm văn học bao gồm những bước nào.

Nghị luận văn học đòi hỏi cao ở khả năng xâu chuỗi kiến thức, so sánh, khái quát, tổng hợp các tác phẩm đã học để tìm ra điểm giống và khác nhau. Vì vậy, để làm tốt phần này, học sinh cần dành nhiều thời gian ôn tập, học hiểu các tác phẩmVăn học có trong chương trình học của mình. Đối với thơ, các em cố gắng nắm vững hình thức thể hiện bao gồm hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,…

Còn với tác phẩm văn xuôi, chú ý cốt truyện, nhân vật, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, tình tiết, giá trị nhân đạo và ý nghĩa của truyện.