Bật mí mẹo khoanh trắc nghiệm môn lý đạt điểm cao

2030

Bên cạnh việc học thuộc các kiến thức cần thiết cho môn vật lý, thì bạn cũng nên biết thêm một số mẹo khoanh trắc nghiệm môn lý đạt điểm cao cơ bản để có thể trang bị thêm kỹ năng cần thiết giúp đối phó với những câu hỏi “khó nhằn” mãi vẫn không nghĩ ra đáp án.

Bật mí mẹo khoanh trắc nghiệm môn lý đạt điểm cao

I/Bật mí mẹo khoanh trắc nghiệm môn lý đạt điểm cao

Mẹo đầu tiên đó là loại bỏ đáp án

Bạn hãy quan sát thật kỹ nếu thấy trong 4 đáp án lại có 2 đáp án phủ định hoàn toàn với nhau. Chắc chắn kết quả đúng sẽ là 1 trong 2 đáp án này.

Cụ thể chúng ta hãy theo dõi ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2

  1. thể tích chất khí tăng;
  2. áp suất chất khí giảm;
  3. nhiệt độ chất khí thay đổi;
  4. nhiệt độ chất khí không đổi.

Hãy chọn đáp án SAI.

Để ý kỹ câu này chỉ có mỗi đáp án C và D là khác hẳn so với A và B. Do vậy nên không thể nào C và D đều đúng hoặc đều sai được. Chính vì vậy, nếu vào thi mà gặp dạng câu hỏi như vậy thì xem như bạn đã có thể loại bỏ được 2 đáp án và tăng xác suất chính xác lên 50% rồi.

Mẹo thứ 2: Phân tích đề

Nếu trong một câu hỏi mà có tới 4 đáp án cùng 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính mà cứ phân tích, suy nghĩ xem đơn vị chính xác của câu hỏi này là gì. Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là

  1. 500 000 kg.m/s;
  2. 500 000 J;
  3. 34 N.s.
  4. 34 CV;

Đáp án chính xác là 34 CV. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ ngồi suy tính đơn vị chính xác thì có thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian thay vì phải bấm máy tính ra đáp án.

Mẹo thứ 3: Để ý đơn vị đo

Nếu bạn tính toán ra con số trùng khớp với một đáp án nào đó trong đề bài, thì tuyệt đối không nên vội vã khoanh tròn đáp án đó lại. Mà hãy cân nhắc xem con số đó đã phù hợp với đơn vị chưa.

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

  1. 100 W;
  2. 100 J;
  3. 1 kJ.
  4. 1000 W;

Kết quả ban đầu của bài toán này khi bạn bấm máy tính sẽ là 1000. Tuy nhiên, không phải là 1000 W, mà bạn phải đổi con số đó ra đơn vị khác. Chính xác phải là 1 kJ

Mẹo thứ 4: Để ý những con số bất thường

Ở một vài câu hỏi sẽ có các đáp án “bất thường”. Do đó, bạn phải thật tỉnh táo, vận dụng kiến thức đã nắm được để loại bỏ xác suất của những đáp án không liên quan đó.

Cụ thể chúng ta sẽ theo dõi ví dụ dưới đây nhé:

Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn

  1. 500 N;
  2. 0,5 N;
  3. 6,48 N;
  4. 6480 N.

Theo những gì chúng ta đã được học thì giá trị của lực ma sát trượt luôn chênh khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Vì vậy nên, không thể nào có hai con số 0,5 N và 6,48 N được, đây là điều hết sức vô lý.

Mẹo thứ 5: Cẩn thận với những từ có ý nghĩa phủ định

Ở một số câu hỏi sẽ  có các từ như “không”. Tuy nhiên do chúng ta quá vội vã đôi khi đọc lướt qua mà không kịp nhận ra sự xuất hiện của nó. Và không phải giáo viên nào cũng “tốt bụng” để bôi đen hoặc in nghiêng chữ đó. Vậy nên phải hết sức thận trọng để ý từng câu từng chữ trong câu hỏi. Cụ thể trường hợp dưới đây:

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào

  1. bản chất của vật đàn hồi;
  2. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
  3. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
  4. tiết diện ngang của vật đàn hồi;

Trong câu hỏi này từ “không” không được bôi đậm nên khiến không ít thí sinh nhầm lẫn, dẫn tới làm sai đáp án.

Ngoài ra, những dạng đề thi như dưới đây cũng khiến khá nhiều học sinh lao đao

Ví dụ: Khi vận tốc của một vật biến thiên thì

  1. động lượng của vật biến thiên;
  2. thế năng của vật biến thiên;
  3. động năng của vật biến thiên;
  4. cơ năng của vật biến thiên.

Chọn đáp án SAI.

Mẹo thứ 6: Đừng để tâm đến các dữ kiện không cần thiết

 Ở một số bài toán, người ra đề thường cho vào các dữ kiện không cần thiết. Mục đích là để thử độ “minh mẫn” của thí sinh. Do đó, các bạn hãy nắm vững kiến thức đã học, tuyệt đối không nao núng khi thấy những chi tiết “không cần thiết” trong đề thi.

Ví dụ: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

  1. vẫn là 5 m/s;
  2. lớn hơn 5 m/s;
  3. nhỏ hơn 5 m/s;
  4. không thể xác định được.

Hãy để ý kỹ, trong bài toán này có dữ kiện “tỉ lệ với bình phương vận tốc” là vô nghĩa. Do đó, bạn đừng để tâm đến nó mà hãy tập trung làm bài theo phương pháp thông thường nhằm tránh bị rối, mất tập trung.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm cho thấy dạng bài tập về hiệu suất, đa số đáp án lớn hơn 90% và tỉ  lệ đáp án A.B.C.D thường là 12-12-13-13 hoặc 12-13-12-13.

  • Các bài toán tính về cos thì đáp án sẽ thường là 2
  • Bài tập về tính số vòng quay of roto thì đáp án chính xác thường là kết quả nhỏ nhất

Tóm lại, với các Bật mí mẹo khoanh trắc nghiệm môn lý đạt điểm cao mà trường cao đẳng Y dược TPHCM vừa chia sẻ ở trên hy vọng rằng sẽ giúp các em gỡ điểm trong các câu hỏi quá khó không thể tìm được đáp án chính xác hay ở những phút cuối không có thời gian để kịp suy nghĩ.

Tuy nhiên ôn bài đầy đủ là bí quyết hay nhất và nhanh nhất để các em có được điểm cao khi bước vào phòng thi.Chúc các em học tập tốt và đạt điểm số như mình mong muốn!