Thuốc E-cox có thành phần chính là hoạt chất Etoricoxib, được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc có tác dụng trong việc điều trị chứng đau nhức, sưng viêm các khớp,…
- Hồ sơ Cao đẳng Y Dược Hà Nội chuẩn năm 2020
- Hồ sơ học Cao đẳng Dược chuẩn năm 2020
- Làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược?
Thành phần thuốc E-cox
Thành phần chính của thuốc E-cox là hoạt chất Etoricoxib. Đây là loại hóa dược có tác dụng ức chế những COX-2 – nguyên nhân gây ra đau, sưng, viêm. Chất Etoricoxib sẽ làm giảm và chống lại các triệu chứng do viêm sưng.
Hiện hàm lượng Etoricoxib trong thuốc có 3 mức: 60mg, 90mg và 120mg.
Thuốc E-cox chỉ định và chống chỉ định bệnh gì?
Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc E-cox hiện được chỉ định điều trị một số căn bệnh như sau: Bệnh gout; viêm đốt sống dính khớp; viêm xương khớp; viêm khớp dạng thấp; triệu chứng đau sau khi nhổ răng.
Tuy nhiên thuốc E-cox không thích hợp trong việc chỉ định điều trị những bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng thuốc E-cox chuẩn theo quy định
Liều dùng thuốc E-cox điều trị viêm xương khớp:
- Số lượng: 60mg/lần;
- Số lần: 1 lần/ngày.
Liều dùng thuốc E-cox điều trị viêm khớp dạng thấp:
- Số lượng: 90mg/lần;
- Số lần: 1 lần/ngày;
Liều dùng thuốc E-cox điều trị bệnh gout cấp tính:
- Số lượng: 120mg/lần;
- Số lần: 1 lần/ngày;
- Thời gian điều trị: trong 8 ngày.
Liều dùng thuốc E-cox đối với người bị suy gan nhẹ: 60mg/ngày.
Thuốc E-cox được bào chế ở dạng viên nén, thích hợp cho việc uống thuốc trực tiếp. Để thuốc phát huy hiệu quả, bệnh nhân uống thuốc với nước lọc, nước sôi để nguội theo một thời gian cố định trong ngày. Không dùng nước có gas, rượu bia để uống thuốc.
Tính đến thời điểm này chưa có tài liệu nào khuyến cáo trẻ em dùng thuốc E-cox và chỉ định rõ liều lượng khi dùng thuốc. Do đó bạn cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ/dược sĩ.
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc E-cox
Cũng giống như một số thuốc tân dược khác, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng và thuốc E-cox cũng không ngoại lệ, đặc biệt là những đối tượng sau:
- Người bị loét dạ dày;
- Người cao tuổi;
- Trẻ em và người dưới 16 tuổi;
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
- Thuốc E-cox có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ;
- Bệnh nhân bị bệnh gan nặng;
- Người bị mắc chứng chảy máu ở dạ dày, ruột;
- Người bị bệnh tim;
- Người bệnh tuổi đường sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;
Tác dụng phụ của thuốc E-cox
Ghi nhận từ các Dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc E-cox có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi sử dụng như: đau ngực; đau dạ dày; khó thở; sưng mắt cá chân; vàng mắt và vàng da; phân có màu đen; sưng mặt; sưng môi; sưng lưỡi; sưng cổ họng; dị ứng ngoài da: viêm loét, phồng rộng.
Trên đây chưa phải là toàn bộ tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải những tác dụng không mong muốn này, vì vậy bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để có thể hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.
Tương tác thuốc cần lưu ý
Người dùng trước khi sử dụng thuốc E-cox cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề tương tác thuốc, trong đó có những loại thuốc bạn không thể dùng đồng thời với thuốc E-cox gồm:
- Thuốc kháng sinh Rifampicin;
- Thuốc điều trị bệnh trầm cảm Lithium;
- Thuốc Minoxidil;
- Thuốc Ciclosporin;
- Thuốc ngừa thai;
- Các loại thuốc chống đông (giúp loãng máu);
- Thuốc Methotrexate;
- Các loại thuốc kiểm soát huyết áp, điều trị suy tim như: enalapril, ramipril, losartan và valsartan;
- Các loại thuốc lợi tiểu;
- Thuốc Tacrolimus;
- Thuốc Digoxin;
- Thuốc điều trị hen suyễn Salbutamol;
- Thuốc Aspirin.
Trên đây là những thông tin chính về thuốc E-cox nhưng không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và truongcaodangyduocpasteur.edu.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được các cán bộ y tế chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc chính xác nhất.
Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.vn