Lương cao, môi trường làm việc thoải mái, đãi ngộ tốt.. đó là giấc mơ màu hồng mà nhiều người nghĩ tới khi làm Điều dưỡng viên tại Đức. Vậy thì thực hư của câu chuyện này là như thế nào?
-
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG HỆ THỐNG Y TẾ NHƯ THẾ NÀO?
-
SO SÁNH MỨC LƯƠNG ĐIỀU DƯỠNG VIÊN NHẬT BẢN VÀ CHLB ĐỨC
Liệu rằng đây có phải là những gì lao động Việt nhận được sau chuỗi ngày bươn chải nơi đất khách quê người?
Để giải đáp câu hỏi này, Tin tức Y Dược đã tham khảo ý kiến của một số Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM hiện đang sinh sống và làm việc tại Đức.
Điều dưỡng viên ở Đức thuộc nhóm nghề lương thấp
Ngọc Bích- một nữ Điều dưỡng viên có thâm niên nhiều năm làm việc tại Đức mới về nước chia sẻ: “Mức lương Điều dưỡng viên ở Đức không hề giống như mọi người vẫn nghĩ. Trong hệ thống các ngành nghề ở đất nước này, Điều dưỡng thuộc top nghề có mức lương thấp nhất”
Đồng ý kiến với Ngọc Bích nhiều người cho biết, thu nhập nghề Điều dưỡng tại Đức được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như tiểu bang, theo thâm niên, quy mô bệnh viện..
Như vậy nếu chia thu nhập tương đối theo sáu bậc thì người học Điều dưỡng mới ra trường chỉ nhận được ở mức trung bình. Thậm chí thiên về nhóm thấp trong xã hội.
Dẫn nguồn thông tin từ trang gehaltsvergleich.com (tiếng Đức) có thể thấy mức lương Điều dưỡng viên chưa có thâm niên chỉ đạt mức 1.200 (tiểu bang Sachsen) đến 1.923 euro/tháng (tiểu bang Hamburg) chưa tính các khoản chi thuế, bảo hiểm có khi lên tới 30% hay thậm chí 40%.
Còn với người đã được đào tạo chính quy tại Đức và làm việc từ 3 năm trở lên, thu nhập sẽ tăng từ 2.369 euro/tháng (tiểu bang Sachsen) đến 3.181 euro/tháng (ở tiểu bang Baden Württenberg). Trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, tiền hưu trí,… mức lương cầm tay tiết kiệm hết cỡ cũng chỉ 1.800 euro (ngoài 40 triệu đồng) với người độc thân; và khoảng 2.000 euro (gần 50 triệu đồng) với người có gia đình. Tất nhiên so với Việt Nam đây cũng được xem là “cao ngất ngưởng” nhưng so với cuộc sống ở Đức thì đây vẫn là khoản lương hạn chế.
Người lao động muốn có thêm thu nhập không còn cách nào khác ngoài việc làm thêm giờ, tăng ca..
Khó lòng tích trữ được 1,5 tỷ sau 3 năm!
Nói về những thông tin quảng cáo của các đơn vị môi giới rằng sẽ tích trữ được 1,5 tỷ sau 3 năm làm việc. Nhiều Điều dưỡng viên cho rằng rất khó để đạt được điều này.
Thu Hằng- vốn dĩ là cựu sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết Cô đi theo chương trình của Bộ LĐTB& XH. Với những ứng viên đã có một bằng Cao đẳng Điều dưỡng như Hằng thì chỉ cần học hai năm tại Đức với mức trợ cấp hàng tháng do Viện Dưỡng lão chi trả là 1.072 euro (gần 26 triệu đồng).
Hằng cũng cho biết thêm nếu ứng viên chỉ mới tốt nghiệp Trung cấp Điều dưỡng thì phải học tiếp hệ 3 năm với mức trợ cấp khoảng 950 euro/tháng (gần 23 triệu đồng).
Như vậy, nếu ra trường đi làm lương cầm tay (sau khi trừ thuế) chỉ tầm 1.600 euro (gần 40 triệu đồng). Ngay cả những nhân viên là người Đức trong việc đã làm từ 4-5 năm mức lương cũng chỉ ngần ấy.
Nếu làm phép tính cứ cho mỗi tháng bỏ túi 40 triệu đồng thì sau 3 năm số tiền để dành cũng chưa thể được 1,5 tỷ đồng.
Đó là chưa kể tới các khoản sinh hoạt phí, tiền ăn, tiền ở, tiền mua sắm quần áo, tư trang rồi ăn uống, chi phí đi lại,..
Trung bình một Điều dưỡng viên người Việt khi sống tại Đức nếu tằn tiện cũng mất khoảng 300 euro tiền nhà, 100 euro tiền ăn, rồi tiền vé xe, điện thoại, chi tiêu vặt…
Vị chi hết 600 euro/tháng thì số tiền tiết kiệm ở mức 1.000 euro (chưa đến 25 triệu đồng).