Codeine được biết đến là loại thuốc giảm đau nhóm opioid. Tác dụng của thuốc sẽ được phát huy khi sử dụng đúng liều lượng cũng như tránh những đối tượng không nên dùng.
- Hồ sơ Cao đẳng Y Dược Hà Nội chuẩn năm 2020
- Hồ sơ học Cao đẳng Dược chuẩn năm 2020
- Làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược?
Những dạng và hàm lượng của codeine
Codeine có những dạng và hàm lượng sau:
- Dạng bột;
- Viên nén 15mg; 30 mg; 60 mg;
- Dung dịch 3-15 mg/5 mL.
- Dung dịch tiêm 15 mg/mL; 30 mg/mL; 60 mg/mL; 600-1200 mg/mL;
Liều dùng thuốc codeine cho người lớn như thế nào là đúng cách?
Liều dùng codeine cho người lớn để giảm đau:
Liều khởi đầu: 30 mg, dùng bằng đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch,mỗi 6 giờ khi cần thiết. Các bác sĩ có thể tăng liều để đạt được tác dụng giảm đau như mong muốn. Ngoài ra theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có thể sử dụng liều lên đến 60 mg, dùng bằng đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ.
Liều dùng codeine cho người lớn mắc bệnh ho:
- Liều khởi đầu: 15 mg uống mỗi 6 giờ khi cần thiết.
- Có thể tăng lên đến 20 mg mỗi 4 giờ.
- Tối đa 120 mg/ngày.
Liều dùng codeine cho người cao tuổi để giảm đau:
Liều khởi đầu: 15 mg, dùng bằng đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ khi cần thiết. Các bác sĩ có thể tăng liều để đạt được tác dụng giảm đau như mong muốn. Ngoài ra, có thể sử dụng liều lên đến 60 mg, dùng bằng đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ.
Liều dùng codeine cho người cao tuổi mắc bệnh ho:
- Liều khởi đầu: 10 mg uống mỗi 6 giờ khi cần thiết.
- Có thể tăng lên một cách thận trọng lên đến 20 mg mỗi 4 giờ.
- Tối đa 120 mg/ngày.
Liều dùng thuốc codeine cho trẻ em như thế nào là đúng cách?
Liều dùng codeine cho trẻ em để giảm đau:
Từ 1 tuổi trở lên: 0,5 mg/kg hoặc 15 mg/m2 da, dùng bằng đường uống, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết.
Liều dùng codeine cho trẻ em mắc bệnh ho:
- 2-6 tuổi: 2,5-5 mg uống mỗi 4-6 giờ. Tối đa 30 mg/ngày.
- 6-12 tuổi: 5-10 mg uống mỗi 4-6 giờ. Tối đa 60 mg/ngày
Thận trọng khi sử dụng thuốc codeine cho đối tượng nào?
Cũng giống như các loại thuốc khác như: Acetaminophen, aspirin, panadol extra, thuốc alaxan,…tình trạng sức khỏe của của người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của thuốc và codeine cũng không ngoại lệ. Do đó, bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết những vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, đặc biết là:
- Ức chế hệ thần kinh trung ương;
- Có tiển sử lạm dụng rượu;
- Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém);
- Bệnh tâm thần;
- Chấn thương đầu;
- Liệt ruột (tắc ruột);
- Phì đại tuyến tiền liệt;
- U não;
- Hạ huyết áp;
- Viêm tụy;
- Bệnh Addison (bệnh về tuyến thượng thận);
- Bệnh thận;
- Có vấn đề về nhịp thở hoặc phổi (chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], giảm oxy huyết, bệnh tim phổi);
- Phụ thuộc thuốc, đặc biệt là tình trạng lạm dụng hoặc phụ thuộc chất ma túy, hoặc có tiền sử;
- Kyphoscoliosis (cong cột sống có thể gây khó thở);
- Vấn đề về lưu thông nước tiểu – sử dụng thận trọng vì có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
- Tăng áp lực nội sọ – một số tác dụng phụ của codeine có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng ở những người mắc tình trạng này;
- Vấn đề về đường thở (ví dụ: carbonic huyết tăng bất thường, bệnh suyễn);
- Suy hô hấp (thở chậm hoặc giảm thông khí) – không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc những bệnh này;
- Có tiền sử bị động kinh – sử dụng một cách thận trọng vì có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn;
- Bệnh gan – sử dụng một cách thận trọng vì các tác dụng có thể tăng lên vì thuốc chậm đào thải hơn ra khỏi cơ thể;
- Vấn đề dạ dày hoặc tiêu hóa – thuốc này có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán các bệnh này.
Trên đây là những thông tin chính về thuốc codeine nhưng không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được các cán bộ y tế chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc chính xác nhất.
Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.vn