Cách dạy tiếng anh cho học sinh tiểu học hiệu quả nhất hiện nay

1665

Nhìn chung các phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học hiện nay còn khá cứng nhắc, đi theo một khuôn mẫu nhất định khiến các em khó tiếp thu trọn vẹn kiến thức.

Do vậy, để đổi mới trong cách dạy, giúp các em học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học tiếng Anh thì một số thầy cô đã áp dụng phương pháp học tập theo nhóm. Tuy nhiên, cách làm như thế nào và triển khai ra sao thì không phải ai cũng biết.

Ứng dụng phương thức học tập theo nhóm hiệu quả cho từng trường hợp

Ưu điểm của phương pháp học tập theo nhóm đó là giúp học sinh chủ động trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm, tăng cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài, tiết kiệm thời gian, công sức cho giáo viên. Tuy nhiên, hạn chế của nó đó là gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh, giáo viên khó có thể  kiểm soát được hoạt động của tất cả học sinh.

Vì vậy nên, để khắc phục được các điểm hạn chế trên và phát huy ưu điểm thì cách tốt nhất đó là giáo viên chỉ nên áp dụng phương thức học tập theo nhóm phù hợp với từng trường hợp nhất định.

Cụ thể:

  • Khi tập luyện các bài hội thoại ngắn, đóng vai nhân vật trong đoạn hội thoại
  • Luyện tập mẫu câu sau khi đã ôn luyện cùng cả lớp.

Ngoài ra, để tránh sự nhàm chán trong quá trình học, giáo viên có thể linh động tổ chức học tập theo nhóm như nhóm giữa cô giáo và một học trò, nhóm giữa hai học sinh ngồi cạnh nhau, nhóm 4 người hoặc nửa lớp.

Đặc biệt, khi chia nhóm phải phân đều cả về số lượng và chất lượng, trong đó một nhóm phải bao gồm giỏi, khá, trung bình. Tránh tình trạng phân công nhóm thì quá giỏi, nhóm lại quá yếu làm giảm tính hiệu quả của quá trình làm việc nhóm.

Hơn nữa, để tăng thêm tính thú vị, giáo viên có thể đặt tên các nhóm bằng tiếng Anh theo một loài hoa, con vật, màu sắc với các từ ngữ gần gũi, đáng yêu với các em học sinh.

Phương thức tiến hành và các dạng bài tập thích hợp để làm việc nhóm

Để tăng tính hiệu quả trong làm việc nhóm đối với học sinh tiểu học thì giáo viên nên tiến hành các dạng bài tập sau đây:

  • Cho học sinh đọc bài khoá và thảo luận với nhau về câu trả lời
  • Cho học sinh tự ngồi đọc thầm bài khoá và giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi

Các bài tập viết ngắn: Giáo viên có thể áp dụng bằng cách cho học sinh thảo luận theo nhóm. Và ở mỗi nhóm sẽ tự chọn ra một bạn thư ký ghi nội dung sau khi đã thống nhất với nhau. Cách làm này có ưu điểm đó là giúp giáo viên tiết kiệm khá nhiều công sức và thời gian khi chỉ phải chấm một bài tổng kết duy nhất của mỗi nhóm. Ngoài ra, các em học sinh cũng tăng tính chủ động nắm bắt bài tốt hơn.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể áp dụng các hoạt động giao tiếp khác như: Information gap, warm up, role play, interview, questionaire, survey, problem solving, communication games…

Mặt khác để quá trình làm việc nhóm hiệu quả hơn, giáo viên cần quy định thời gian làm bài cũng như chỉ định nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bạn. Trong khi làm việc nhóm, giáo viên cũng nên đi quanh lớp để lắng nghe, giải đáp kịp thời thắc mắc cho các em, khi cảm thấy thời gian làm việc nhóm vừa đủ, giáo viên có thể ra dấu hiệu ngừng làm việc nhóm và chọn một nhóm bất kỳ báo cáo trước lớp (vd: gõ thước, vỗ tay ra hiệu).

Sau khi học sinh kết thúc bài tập theo nhóm, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá, nhận xét, góp ý và sửa lỗi sai cũng như cung cấp phương án đúng cho học sinh.

Đồng thời, kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau như: Repetition, substitution, change into form cùng đồ dùng dạy học như máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh,..