Thông tin liều dùng và tương tác thuốc Palonosetron đặc biệt cần lưu ý

1342

Palonosetron là thuốc có tác dụng ngăn chặn các hoóc-môn (serotonin) gây nôn mửa, từ đó ngăn ngừa buồn nôn và nôn.

Thuốc Palonosetron ngăn ngừa nôn và buồn nôn do điều trị ung thư

Thuốc Palonosetron ngăn ngừa nôn và buồn nôn do điều trị ung thư

Hàm lượng của palonosetron

Theo Tin tức ngành Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Palonosetron có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Aloxi: 0,25 mg/5 ml (5 ml).

Thông tin liều dùng palonosetron cho người lớn

Liều thông thường dành cho người lớn bị buồn nôn/ nôn – sau phẫu thuật

Liều tiêm:

  • 1 liều 0.075 mg vào mạch ngay lập tức trước khi gây mê.

Công dụng: Phòng chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV) ở người lớn cho đến 24 giờ sau phẫu thuật. Hiệu quả sau 24 giờ chưa được xác định.

Liều thông thường dành cho người lớn bị buồn nôn/ nôn – do hóa trị:

Liều uống:

  • 0,5 mg uống khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu hóa trị.

Tác dụng: giảm ói mửa do hóa trị liệu ung thư: Phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

Liều tiêm:

  • 0,25 mg vào mạch liều đơn trong 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.

Tác dụng: giảm ói mửa do hóa trị liệu ung thư: Phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

Thông tin liều dùng palonosetron cho trẻ em

Liều tiêm:

  • 20 mcg/kg (tối đa 1,5 mg cho một liều) truyền hơn 15 phút, bắt đầu truyền 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.

Tác dụng: Phòng chống buồn nôn và nôn cấp tính liên quan đến chứng ói mửa trong các đợt hóa trị đầu tiên và lặp lại do ung thư, bao gồm liều cao hóa trị ung thư ói mửa ở những bệnh nhân từ 1 tháng đến dưới 17 tuổi.

Thông tin về thuốc Palonosetron

Thông tin về thuốc Palonosetron

Tương tác thuốc

Theo Dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có những loại thuốc lưu ý không nên sử dụng cùng palonosetron, tuy nhiên cũng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Đối với trường hợp này, các bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc:

  • Cyclobenzaprine.
  • Dextromethorphan.
  • Thuốc kháng histamine (Chlorpheniramine; Brompheniramine).
  • Thuốc kháng sinh (Iproniazid; Furazolidone; Linezolid; Isocarboxazid).
  • Lorcaserin.
  • Procarbazine.
  • St John’s Wort.
  • Hydroxytryptophan.
  • Sibutramine.
  • Methylene Blue.
  • Thuốc trị đau nửa đầu (Eletriptan; Amineptine; Frovatriptan; Naratriptan; Meperidine; Rizatriptan; Zolmitriptan, Sumatriptan).
  • Thuốc kích thích thần kinh trung ương (Cocaine; Amphetamine; Dextroamphetamine; Methadone; Fentanyl; Pentazocine; Tramadol, Tapentadol).
  • Thuốc trị trầm cảm (Amitriptylinoxide; Amitriptyline; Amoxapine; Carbamazepine; Buspirone; Citalopram; Desipramine; Desvenlafaxine; Clomipramine; Dibenzepin; Doxepin; Escitalopram; Duloxetine; Fluoxetine; Imipramine; Fluvoxamine; Levomilnacipran; Lofepramine; Lithium;Melitracen; Milnacipran; Moclobemide; Mirtazapine; Nefazodone; Nortriptyline; Opipramol; Paroxetine; Nialamide; Phenelzine; Rasagiline; Selegiline; Protriptyline; Sertraline; Tranylcypromine; Tianeptine; Trazodone; Trimipramine; Venlafaxine; Valproic Acid; Vortioxetine; Vilazodone).

Những thông tin về liều dùng cũng như tương tác thuốc được nói ở trên mang tính chất tham khảo, giúp bạn có những kiến thức cơ bản về loại thuốc này. Tuy nhiên điều đó không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của họ trước khi sử dụng để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn nhé!

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.vn