5 công dụng chữa bệnh của tỏi ít người biết tới

1086

Ít ai biết rằng, bên cạnh công dụng là gia vị nấu ăn như thường thấy, tỏi còn chính là một phương thuốc quý, tác dụng điều trị triệt để rất nhiều căn bệnh. Trong đó có bệnh ho mãn tính.

Sau đây, hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Thanh Hậu- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá 5 công dụng chữa bệnh của tỏi mà dân gian lưu truyền bấy lâu nhé!

  1. Vì sao nên dùng củ tỏi chữa bệnh?

Theo một nghiên cứu được đăng trên tờ VNE năm 2010 đã phát hiện ra rằng trong tỏi chứa một thành phần có tác dụng mạnh gấp 100 lần so với loại kháng sinh quen thuộc thông thường chống ngộ độc thực phẩm đó là Campylobacter.

Trong quá trình tiến hành các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cũng nhận ra rằng hợp chất diallyl sulphide  có trong tỏi mạnh đến mức tấn công được cả lớp màng bảo vệ vi khuẩn. Đây là lớp màng cực kỳ vững chắc, ngay cả dùng kháng sinh cũng rất khó phá vỡ.

Nghiên cứu này cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Y học thế giới.

Như vậy thay vì phải sử dụng kháng sinh, người ta đã có thể sử dụng tỏi để phòng và chữa được nhiều căn bệnh vừa ít tốn kém lại không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong cơ thể.

  1. Các bài thuốc quý làm từ củ tỏi

Thực tế, trong dân gian từ lâu ông bà ta đã sáng tạo ra nhiều bài thuốc khác nhau từ củ tỏi. Phổ biến và được áp dụng nhiều nhất có lẽ là những bài thuốc trị cảm cúm trị sốt, suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngay cả bệnh ho mãn tính cũng vẫn có thể chữa được bằng củ tỏi nếu chúng ta biết cách áp dụng phù hợp.

  • Bài thuốc trị ho mãn tính từ củ tỏi:

Tác dụng: Trừ đờm, chỉ ho (còn dùng để chữa ho gà, viêm khí quản mạn tính)

Cách làm: Dùng 1 củ tỏi, sắc (sắc 2 lần) chừng 5 phút, lọc lấy nước hoà thêm chút đường uống ngày 2-3 lần.

Kết hợp với  lấy tỏi giã nát, trước khi đi ngủ dán vào 2 lòng bàn chân. Làm khoảng từ 3-5 buổi tối/ 1 tuần.

Lưu ý: Tỏi thường rất nóng có thể gây bỏng. Do đó, không nên đắp vào các vùng da mỏng trên cơ thể. Nếu đắp ở chân thì để không quá 15 phút, để tránh rộp da.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thanh Hậu- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM thì tỏi vốn có vị cay, tính ôn, hơi có độc vào 2 kinh can và vị. Tác dụng của tỏi là thanh nhiệt giải độc, chữa huyết lị, sát trùng, băng đới, tẩy uế, hạch ở phổi, tiêu nhọt, đầy chướng, thông khiếu, đại tiểu tiện khó khă và tả lị…

Bên cạnh đó, tỏi còn được tận dụng làm nhiều bài thuốc dân gian độc đáo ở các vùng trung du dân tộc thiểu số. Mà đến nay sử sách ta vẫn chưa ghi chép hết được.

Trong cuốn “Dược học cổ truyền” do PGS.TS Phạm Xuân Sinh chủ biên có ghi lại một số cách chữa bệnh độc đáo từ tỏi nhưng lại rất hiệu nghiệm và nhanh khỏi. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng dưới đây:

  • Sát trùng, trị giun:

Trường hợp áp dụng: Khi bị giun kim, giun móc câu, hoặc trùng roi âm đạo. Kết hợp cùng trị bệnh lỵ amip.

Cách làm: Tỏi bóc vỏ ngoài 100g, giã nát, thêm vào 1l nước, ngâm trong vòng 24h. Bỏ bã, trước khi đi ngủ lấy nước này rửa hậu môn. Làm liên tục 7 ngày trong tuần sẽ giúp trị giun kim và ngứa hậu  môn.

  • Kiện tỳ vị:

Trường hợp áp dụng: khi ăn uống không tiêu.

Cách làm: Dùng 4 – 5 nhánh tỏi sống mà nuốt hoặc lấy 1 củ tỏi bóc vỏ ngoài nhét vào hậu môn gây trung tiện là khỏi trướng bụng.

  • Hạ áp:

Dùng cho người bị cao huyết áp. Mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói ăn vài nhánh tỏi, ăn xong uống chút nước, chút giấm và đường. Ăn liền 10 – 15 ngày huyết áp sẽ hạ xuống.

  • Cầm máu:

Dùng trong trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bộ phận phía trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày).

Cách dùng: Tỏi sống 2 – 3 nhánh giã nát, cho vào miếng vải, đặt vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Chảy ở lỗ mũi bên nào thì băng vào lòng bàn chân bên đó.

  • Phòng bệnh cúm:

Trường hợp áp dụng: Người bị cúm hoặc sốt rét

Cách làm: Lấy dịch ngâm tỏi nhỏ vào mũi đều đặn hàng ngày sáng tối.