Top 4 đại danh y nổi tiếng ở Việt Nam

3399

Hướng tới kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta hãy cùng điểm lại top 4 đại danh y nổi tiếng ở Việt Nam và bày tỏ tấm lòng tri ân đến những Danh Y đã góp phần làm nên màu xuân cho đời.

Top 4 đại danh y nổi tiếng ở Việt Nam

Từ xưa, những người thầy thuốc đã làm nên những hình ảnh đẹp đẽ trong lòng người, trở thành biểu tượng về lòng nhân từ bao la và sự hy sinh cao cả cho cộng đồng. Nghề Y luôn được kính trọng trong bất kì xã hội nào và thời đại nào. Họ không khác gì những vị thiên sứ đã giúp con người xoa dịu những nỗi đau, nỗi lo bệnh tật và mang lại niềm vui, niềm tin vào cuộc sống. Những ngày đầu năm mới, khi khắp nơi đã len lỏi hương vị của ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cùng với việc ngành Y tế đang tưng bừng hướng về ngày lễ long trọng 27/2 – Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhìn lại những vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam để bày tỏ đến những người thầy thuốc chân chính lòng tri ân sâu sắc.

1/ Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1720 – 1791)Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác

Người dân khắp miền quê tình Hải Hưng không ai lại không tự hảo bởi mảnh đất ấy đã sinh ra một đại danh y cho nền Y học dân tộc. Gia đình ông có truyền thống làm quan dưới triều xua Lê, chúa Trịnh, bởi vậy ngay thuở thiếu thời, cậu cậu bé Lê Hữu Trác đã được theo cha khăn gói lên học nơi miền kinh kỳ đô hội Thăng Long.

Đến năm 19 tuổi, cha ông qua đời khiến con đường học hành của ông phải dừng lại một thời gian. Nhưng chính lúc ấy, ông có dịp gặp gỡ một ẩn sĩ họ Vũ ở làng Đặng Xá và được truyện dạy về thuật âm dương. Sau mấy năm nghiên  cứu, ông đeo gươm tòng quân, hòa chung vào muôn triệu người dân Việt trong những cuộc chiến tranh của các tập đoàn phong kiến.

Cuối cùng, Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ và về Hương Sơn không lâu thì lâm bệnh nặng, cầu cứu thầu thuốc khắp nơi nhưng 3 năm vẫn không khỏi. Cơ duyên đến với nghề y đã bắt đầu từ đây. Nghe danh một vị danh y miền đất học Nghệ Tĩnh, ông đã tới cầu cứu một thầy thuốc ở Rú Thành (Nghệ An) tên là Trần Độc. Trong thời gian dưỡng bệnh, vốn bản tính chăm chỉ, lại được giáo dục từ nhỏ, Lê Hữu Trác thường mượn những cuốn sách thuốc Phù thi cẩm nang Trung Quốc để đọc, phần lớn đều thấu tỏ. Trần Độc thấy vậy nên có ý muốn truyền nghề cho Hữu Trác. Từ đó, ông đã chính thức bước vào con đường làm thầy thuốc và nhanh chóng gây được tiếng lành.

Nghe tiếng danh y, chúa Trịnh Sâm liều triệu ông về Thăng Long để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán – một hoàng tử nhưng sinh ra đã yếu ớt, bệnh tật liên miên. Tuy nhiên, những kẻ trong phủ Chúa có ý ghen ghét Trịnh Cán đã không mang cho trình đơn thuốc của ông lên. Mặc dù vậy trong nhân dân lại lưu truyền những cuốn sách do Lê Hữu Trác biên soạn, thậm chí nhiều người đã nhờ sách ấy mà trở thành những người thầy thuốc chân chính. Vì thế, người dân miền ấy đã lập đền thờ sống Hải Thượng Lãn Ông để tỏ lòng nhớ ơn. Cuối đời, ông dành thời gian để dạy học và biên soạn cuốn “Y tông tâm lĩnh” (Những lĩnh hội tâm huyết về ngành Y) cống hiến cho y học dân tộc những kết tinh quý giá của trí tuệ và cái tâm của một người thầy thuốc.

2/ Giáo sư Hồ Đắc Di (1900 – 1984)

giao-su-ho-dac-di

Sinh ra vào đầu thế kỉ XX, được tiếp thu những hơi thở mới của thời đại, Hồ Đắc Di có dịp sang Pháp Du học (1918 – 1932), ông đỗ Bác sĩ nội trú. Trong luận án tốt nghiệp Bác sĩ nơi xứ người, Giáo sư Hồ Đắc Di là người sáng tạo ra phương pháp mổ dạ dày giúp điều trị chứng hẹp môn vị, thay thế cho phương pháp truyền thống cắt bỏ dạ dày trước đó. Công trình ấy đã góp phần vào kho tàng tri thức của xã hội hiện đại, được nhiều sách giáo trình ghi nhận và nhiều nghiên cứu sau này sử dụng là tài liệu tham khảo.

Từ năm 1937, việc phát hiện bệnh viêm tụy có phù cấp tính đã mở đường cho nhiều nghiên cứu đáng ghi nhận của Tôn Thất Tùng – người học trò của ông. Nhiều công trình sau đó của ông cùng với các cộng sự được giới Y học trong nước và thế giới công nhận. Theo sử sách thống kê lại, trong 37 công trình đã công bố, trong đó đã tìm được 21 công trình, Y học đã ghi nhận ông chính là nhà phẫu thuật đầu tiên và được hội đồng Giáo sư bầu chọn là Giáo sư người Việt đầu tiên trong lĩnh vực Y học.

Trong cuộc đời của mình, ông đã dành hết mình để cống hiến cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người, trở thành người Giáo sư – Bác sĩ đáng kính để mọi thế hệ ngành Y tế noi theo. Cùng những thành tựu của bản thân, Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng thưởng nhiều Huân Chương, Giải thưởng, mãi làm tấm gương sáng, mẫu mực của người Bác sĩ.

3/ Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 – 1968)

bac-si-pham-ngoc-thach

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là cựu sinh viên của trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau khi hết năm thứ 4, ông sang Pháp để tiếp tục con đường học tập và tốt nghiệp Bác sĩ Y Khoa năm 1934. Sau khi trở về nước từ năm 1937, ông liên tiếp giữ những chức vị quan trọng trong Cơ quan nhà nước như Thứ trưởng phủ Chủ tịch (1946), Trưởng phái đoàn Chính phủ (1948), Trưởng Ban Y tế của Đảng (1953), Thứ trưởng Bộ Y tế (1954), Bộ trưởng Bộ Y tế (1958),…

Một trong những cống hiến to lớn của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đó là việc dùng Vacxin Sabin của Liên Xô cũ để tiêm phòng cho trẻ em mà cho đến ngày nay, những người thầy thuốc vẫn đang nỗ lực để sử dụng vacxin này để giúp nhiều trẻ em thoát khỏi cuộc sống bại liệt. Không chỉ vậy, ông còn để lại hai cuốn sách quý giá cho ngành Y tế là “Quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khỏe” để nêu lên kinh nghiệm phòng bệnh ở Việt Nam và “Nhiệm vụ của ngành Y tế trong chiến tranh” nhằm giới thiệu cho bạn bè kinh nghiệm đối phó trong cuộc chiến tranh hủy diệt của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam.  Ngoài ra, ông cũng là tác giả của hơn 60 công trình nghiên cứu, bài báo cáo khoa học có giá trị.

Phạm Ngọc Thạch không chỉ là người cán bộ tài giỏi, người Bác sĩ giàu tâm huyết mà còn là một chiến sĩ quả cảm khi đã xung phong đi vào chiến trường giữa lúc đất nước đang bước vào cuộc chiến đấu đầy gian nan cuối tháng 8 năm 1968. Tại đây, ông đã dành phần lớn thời gian để làm việc tại các bệnh xá, bệnh viện, trao đổi với các cán bộ Ban dân y, hội nghị y tế toàn miền để thực hiện rút kinh nghiệm về tổ chức chuyên môn và đề ra những phương án mới trước tình hình chiến tranh đồi thời cây dưng kế hoạch cho thời kì hậu chiến. Suốt đời mình, người Bác sĩ chân chính ấy đã dành tấm lòng lớn cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Đầu tháng 11 năm 1968, 3 thán sau khi lên đường đem tất cả tình yêu và tài năng vào chiến trường thực hiện sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã hy sinh giữa lúc đang ấp ủ những ước mơ với sự nghiệp của ngành Y tế. Tên tuổi của ông đã trở thành tên đường, tên trường như một cách để người đời sau bày tỏ tấm lòng yêu kính, biết ơn đến một vị danh y lừng lẫy trong lịch sử dân tộc.

Năm 2008 Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo tên của vị danh y có nhiều công lao với đất nước.

Nhiệm vụ chính của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là đào tạo đội ngũ nhân lực bác sĩ chuyên khoa và đa khoa cho các tỉnh phía năm từ đà nẵng trở vào.Ý thức được nhiệm vụ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cố gắng mở rộng quy mô đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng.Tuy vẫn còn non trẻ nếu so với các trường đại học y dược khác nhưng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các trường trong khu vực, hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng nguồn nhân lực y tế cho Thành phố và đất nước.

4/ Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982)

giao-su-ton-that-tung

Tôn Thất Tùng sinh ra ở Thanh Hóa nhưng lại lớn lên tại Huế. Ông sớm từ bỏ con đường làm quan và quyết định ra Hà Nội học. Năm 1932, ông trở thành sinh viên trường Y Dược. 3 năm sau, ông chính là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y Dược (nay là Bệnh viện Việt – Đức).

Nhờ sự nỗ lực trong nhiều năm để phân tích trên 200 lá gan nhưng chỉ với dụng cụ thô sơ, ông dã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa với đề tài “Cách phân chia mạch máu của gan” và được tặng Huy chương Bạc của trường Đại học Tổng hợp Paris. Tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này, vị Giáo sư tài ba đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Ghi nhận công lao to lớn ấy, người ta gọi tên phương pháp ấy là “Phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Sau Cách mạng tháng 8 (1945), người Bác sĩ nhiệt thành hòa chung không khí xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tích, được nhà nước phong tặng những chức vụ danh giá. Đối với Y khoa, ông hết mình cống hiến, đem đến thành cong ca mổ tim đầu tiên tại Việt Nam, phát triển khoa mổ sọ não, khoa ngoại nhi, đặc biệt là hoàn thiện một cách xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam, đưa nền Y học nước nhà bước lên một tầm cao mới.

Năm 1977, Giáo sư được tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế Lannelongue – một phần thưởng cao quý chỉ dành cho những nhà phẫu thuật thiên tài. Từ khi bước vào con đường Y Dược, ông đã để lại 123 công trình có giá trị, đó là những tinh hoa của trí tuệ, chứng tỏ khả năng vô cùng rộng mở của con người trong việc cải thiện thế giới.