“Tiết lộ” 3 Sự thật về bệnh vảy nến mà ít người biết tới

1737

Bệnh Vảy nến vốn là căn bệnh phổ biến chiếm tới 2 triệu dân số Việt Nam mắc phải. Tuy nhiên, đa phần nhiều người thường hiểu sai, hiểu nhầm về căn bệnh này.

Trong đó có 3 sự thật về bệnh vảy nến mà ít người biết đến dưới đây.

Bệnh không thể chữa khỏi

Chia sẻ cùng Tin tức Y Dược, Bác sĩ Võ Văn Thái- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết vảy  nến là bệnh mãn tính, dai dẳng và tiến triển theo từng đợt. Mặc dù xuất hiện đã lâu, nhưng đến nay Y học thế giới vẫn chưa có một phương thuốc nào có thể điều trị triệt để căn bệnh này.

Những loại thuốc thông thường chỉ có thể kiểm soát  và giảm đau do các triệu chứng mà bệnh mang lại cho bệnh nhân. Để phát huy tác dụng hiệu quả, yêu cầu người bệnh phải tuân thủ theo phác đồ điều trị từ Bác sĩ.

Như vậy, có thể bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn, khó chịu suốt cả đời.

Bệnh vảy nến có lây không?

Theo ông  Trần Hồng Trường – Chủ tịch Hội Vảy nến Việt Nam thì vảy nến vì là bệnh ngoài da nên có khá nhiều người lầm tưởng sẽ bị lây. Do vậy, các bệnh nhân bị vảy nến thường bị cộng đồng xa lánh.

Đáng buồn hơn, một số bệnh nhân vảy nến còn bị cả người thân, vợ, chồng của mình bỏ,  trẻ con đến trường thì bị kỳ thị, trêu chọc, luôn phải giấu mình,, sợ bị người khác biết.

Tuy nhiên, thực chất căn bệnh này hoàn toàn không bị lây nhiễm như người ta vẫn nghĩ. Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 67 khẳng định bệnh vảy nến là bệnh mãn tĩnh chưa rõ nguyên nhân, nhưng cũng hoàn toàn không lây nhiễm.

Những ai có thể mắc bệnh vảy nến?

Bên cạnh đó, Bác sĩ Dương Trường Giang- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cũng cho biết vảy nến không loại trừ bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh oái ăm này.

Tuy nhiên xuất hiện nhiều nhất có lẽ là độ tuổi ngoài 20. Ngoài ra, gặp ở người lớn ngoài 50 tuổi và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.

Đặc biệt, nếu bệnh do yếu tố di truyền thì biểu hiện có thể nặng và kéo dài hơn rất nhiều. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ là tương đương nhau.

Nguyên nhân sinh bệnh vảy nến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (chiếm phấn lớn)
  • Rối loạn yếu tố miễn dịch và ngoại cảnh (nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn).

Các yếu tố làm bệnh nặng hơn có thể do gãi, chà sát dẫn tới sang chấn mạnh làm nhiễm trùng. Hoặc căng thẳng, dùng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon, rượu bia  cũng khiến bệnh tăng nặng hơn.

Tuy rằng vảy nến là bênh mãn tính. Nhưng, nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì khả năng kiểm soát để bệnh không trở nặng và gây đau là rất cao.