Những biến chứng dịch tay chân miệng nguy hiểm, cha mẹ cần đề cao phòng tránh

1020

Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã ghi nhận hơn 60.000 ca biến chứng dịch tay chân miệng trong đó có gần 30.000 ca nhập viện và 6 ca tử vong tại 5 tỉnh thuộc phía Nam.

Đây là con số kỷ lục phản ánh mức độ nguy hiểm của căn bệnh này trong hơn 10 năm nay. Hơn ai hết, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh ngay cho trẻ nhỏ nhà mình.

Báo động tình hình dịch bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh vào tháng 9 và 10/2018

Cập nhật mới nhất từ nguồn Tin tức Y Dược, chiều 9.10 tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay dịch bệnh tay chân miệng hiện đang diễn biến khá phức tạp. Một số tỉnh thành có tỷ lệ ca mắc bệnh cao, tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.

Các chủng virus gây nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng đó là EV71, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Đặc biệt, số ca mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm tới 99,5%), trong đó gặp nhiều nhất ở trẻ từ 1-5 tuổi, trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo chiếm 79% và trẻ dưới 1 tuổi chiếm 17%.

Bệnh chủ yếu lây lan do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị dành cho dịch bệnh này, mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng mà nó gây ra cho người bệnh.

Vì vậy, nguy cơ lây truyền trong cộng đồng là rất cao nếu người dân không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Biện pháp phòng tránh dịch tay chân miệng cha mẹ cần thực hiện ngay

Để phòng tránh tay chân miệng cho trẻ, Bác sĩ Võ Văn Thái, Giảng viênTrường Cao đẳng Y Dược TPHCM hướng dẫn cha mẹ nên tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày:

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần. Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước lúc ăn hoặc cho trẻ ăn, bế ẵm, làm vệ sinh, thay tã cho trẻ.

  1. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống:

Ăn chín, uống sôi, tất cả vật dụng phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, tuyệt đối không mớm cho trẻ, không để trẻ mút tay, ăn bốc, dùng chung khăn, khăn tay hay vật dụng ăn uống như cốc, thìa, chén, dĩa, đồ chơi khi chưa được khử trùng.

  1. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc:

Thường xuyên vệ sinh, lau sạch bề mặt tiếp xúc dụng cụ đồ chơi, dụng cụ học tập hoặc tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa

  1. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh:

  • Phân và các chất thải phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại Cơ sở Y tế gần nhất.
  1. Cách ly với người mắc bệnh:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
  • Không đưa trẻ đi Nhà trẻ trong thời điểm dịch bùng phát mạnh như hiện nay.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua dịch tiết mũi họng, hoặc các bọng nước vỡ, phân, chất thải của người bệnh. Vì vậy cha mẹ cần đề cao phòng tránh để không rơi vào trường hợp hy hữu.