Cập nhật đáp án của bộ giáo dục 2018 ở tất cả các môn

1398

Để giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả đạt hiệu quả tốt nhất, trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM xin gửi tới các em cập nhật đáp án của bộ giáo dục 2018 ở tất cả các môn.

Chúc các em gặt hái được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

Đáp án mới nhất của bộ giáo dục 2018 về đề thi thử THPT Quốc Gia

  1. Môn toán

2. Môn hoá học

3. Môn sinh học

4. Môn tiếng Anh

5. Môn Vật Lý

6. Môn Lịch sử

7. Môn địa lý

8. Môn công dân

Nhận định về đề thi thử THPT năm nay của Bộ giáo dục và đào tạo

Theo nhận định của nhiều nhà giáo đầu ngành thì đề thi thử THPT Quốc Gia hiện nay có mức độ phân hoá khá cao cùng độ khó hơn hẳn so với đề thi chính thức năm 2017.

Nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra của Bộ Giáo Dục, đề thi toán năm nay có mức độ phân hoá cực kỳ cao. Các câu hỏi xuất hiện trong bài ước chừng rơi vào khoảng 20% kiến thức lớp 11 và 80% kiến thức lớp 12.

Với môn Toán, số đông giáo viên có đánh giá chung rằng nội dung kiến thức trong đề thi minh họa đảm bảo sự phân tầng, có độ khó để đáp ứng mục tiêu “2 trong 1” của kì thi THPT quốc gia. Các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (80%). Các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 xuất hiện với tần suất ít hơn (chiếm khoảng 20% tổng số câu). Theo đó, các nhóm câu hỏi theo từng lĩnh vực cũng được phân hoá theo mức độ từ dễ đến khó. Trong đó, các câu hỏi khó rải rác chủ yếu từ câu 42- 50 (chiếm 8-10 câu hỏi của toàn bài) rơi vào các dạng như: hình học không gian, hình Oxyz, Tích phân. Ngoài ra, câu hỏi khó còn rải rác ở câu 49 thuộc phần xác suất ở kiến thức lớp 11.

Về môn Vật lý, Theo nhận xét của số đông các giáo viên chuyên Lý cho biết: Số câu hỏi khó trong đề thi năm nay dao động khoảng 11, 12 câu ở mức độ 4, về mức độ 3 chiếm khoảng 8, 9 câu, còn ở mức cơ bản 1,2 chiếm khoảng 5 câu. Số câu hỏi rải rác ở lớp 11 là khoảng 8 câu bao gồm 4 câu ở mức độ 3 và 4 câu mức độ 1, 2.

Với dạng đề này, nếu nắm vững kiến thức cơ bản thì đạt được 5, 6 điểm là điều khá dễ dàng, mức khá là 7 điểm, còn nếu muốn lấy điểm cao hơn thì đòi hỏi học sinh đó phải thực sự giỏi.

So với năm ngoái, nếu học giỏi cơ hội nắm chắc điểm 8,9,10 là khá dễ dàng thì năm nay, ngoài việc nắm vững kiến thức 11 và 12, học sinh còn phải có khả năng tư duy, phân tích  và giải đề nhanh, nhạy bén.

Về môn sinh học, kiến thức lại chủ yếu rơi vào chương trình học lớp 12 (80%), còn kiến thức 11 chỉ bao quát 20%. Ngoài ra, đề thi năm nay cũng có độ khó cao hơn hẳn so với các năm trước số lượng các câu hỏi khó phân bố từ câu 114 đến 120.

Còn về môn ngữ văn, cùng nhận định chung, cô giáo Trịnh Thị Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết đề thi năm nay không thay đổi mấy so với đề thi năm ngoái, chỉ có thay đổi một vài điểm nhỏ ở chỗ bổ sung thêm kiểu đề so sánh nghị luận trong phần kiến thức ở lớp 11.

Cấu trúc đề gồm hai phần đó là: đọc hiểu (chiếm 3 điểm) gồm văn bản và 4 câu hỏi phụ ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Phần làm văn bao gồm 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học. Ở câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh phải thể hiện được quan điểm của bản thân, trình bày theo các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc.

Còn về câu nghị luận văn học, mỗi học sinh cần nắm vững các ý chính cũng như các thông điệp của bài văn và liên hệ  với tác phẩm ở chương trình ngữ văn lớp 11.

Theo đó, đề thi thử THPT Quốc gia năm nay đối với bộ môn văn yêu cầu đầy đủ các kỹ năng thực tế và kỹ năng hiểu, phân tích trước một tác phẩm.