Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

542

Hồng cầu máu chở oxy đến tế bào cơ thể. Số lượng hồng cầu phản ánh tình trạng máu, có thể tiên đoán sự thiếu hụt và các bệnh lý khác. Công thức máu, đặc biệt là chỉ số RBC, thường được sử dụng để đánh giá này.

Chỉ số hồng cầu là gì?

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Chỉ số hồng cầu, hay chỉ số RBC, là một đánh giá về số lượng hồng cầu trong máu. Hồng cầu chiếm đa phần số lượng tế bào máu và chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và đào thải CO2 từ các mô đến phổi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của cơ thể.

Khi chỉ số RBC thấp hoặc cao so với tiêu chuẩn (thường nằm trong khoảng 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3), có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe. Ở trẻ sơ sinh, giá trị chuẩn là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 – 5.6 M/μl và nam giới là 4.5 – 6.5 M/μl.

Ý nghĩa của chỉ số hồng cầu

Khi chỉ số RBC tăng

Khi lượng hồng cầu vượt quá mức bình thường, hay nói cách khác là chỉ số RBC cao, thường xuất hiện trong các tình trạng như mất nước, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khi mắc các bệnh như đa hồng cầu thực. Sự tăng số lượng hồng cầu có thể gây cô đặc máu trong những trường hợp này. Đồng thời, tăng số lượng hồng cầu cũng có thể liên quan đến các bệnh như rối loạn tuần hoàn tim, bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi, hoặc thiếu hụt oxy. Những người sống ở độ cao cao hoặc vận động viên sử dụng doping thường có chỉ số RBC cao hơn bình thường.

Khi chỉ số RBC giảm

Trong trường hợp chỉ số RBC giảm so với mức bình thường, có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất máu do chảy máu ở dạ dày hoặc tá tràng. Nhiều chẩn đoán cho thấy rằng tình trạng ít hồng cầu có thể liên quan đến thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Trong một số trường hợp, giảm số lượng hồng cầu có thể xuất phát từ tổn thương hoặc hủy hoại do các yếu tố ngoại vi. Phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân suy tủy, thấp khớp cấp, thận, hay ung thư thường có chỉ số RBC giảm dưới mức bình thường các giảng viên cao đẳng y cho biết thêm.

Các chỉ số đánh giá hồng cầu quan trọng khác

Theo các bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, trong quá trình kiểm tra máu tổng, để đánh giá tình trạng hồng cầu, cũng thường sử dụng hai chỉ số quan trọng là MCV (Thể tích Trung bình của Hồng cầu) và MCH (Hàm lượng Hemoglobin Trung bình của Hồng cầu). MCV được sử dụng để đánh giá kích thước của hồng cầu, xác định xem chúng có kích thước lớn, nhỏ, hay ở mức bình thường. Trong khi đó, MCH được dùng để đánh giá màu sắc của hồng cầu, xem chúng có màu đậm, nhạt, hay ở mức bình thường.

Khi chỉ số MCV và MCH thấp hơn mức bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh hồng cầu nhỏ, thường xuất hiện ở những người thiếu chất sắt hoặc mang gen Thalassemia. Ngược lại, nếu MCV và MCH cao hơn mức bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, nghiện rượu bia, thiếu vitamin B12, hoặc thiếu axit folic.

Ngoài ra, trong quá trình xét nghiệm tổng phân tích máu, thông tin từ các chỉ số quan trọng như hemoglobin (HGB), hematocrit (HCT) cũng cung cấp thêm những dấu hiệu quan trọng về tình trạng sức khỏe. Hemoglobin, hoặc HGB, phản ánh lượng huyết sắc tố có trong máu, là chất quan trọng có trong hồng cầu. Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và đưa CO2 từ tế bào về phổi. Khi mức hemoglobin dưới mức chuẩn, điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu.

Hematocrit, hay HCT, thể hiện phần trăm thể tích của máu mà hồng cầu chiếm. Chỉ số HCT vượt mức bình thường có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước hoặc người bệnh có thể đang phải đối mặt với một loại ung thư nào đó. Tuy nhiên, để xác định đúng chuẩn và chẩn đoán chính xác hơn, việc thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu là cần thiết.

Tổng hợp: https://truongcaodangyduoctphcm.vn/