Trị ho bằng thuốc tây sẽ làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Do đó, bậc cha mẹ nên áp dụng những mẹo chữa ho cho trẻ an toàn, dứt điểm bằng phương pháp dân gian dưới đây.
Vì sao nên “hạn chế” trị ho cho trẻ bằng thuốc tây?
Ho là một triệu chứng thường gặp ở các trẻ em mắc viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, ho gà, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho chính là phản xạ của cơ thể để bảo vệ, làm sạch đường thở, chống lại các tác nhân gây hại, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ vào đường hô hấp.
Tuy nhiên nếu ho quá nhiều thì lại chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần có các biện pháp can thiện kịp thời.
Thông thường, chữa trị bằng thuốc tây là phương pháp được nhiều người áp dụng khi ho khan ho có đờm hay ho mãn tính. Tuy nhiên theo chia sẻ của Bác sĩ Võ Văn Thái- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM thì “trị ho bằng thuốc tây có thể khiến suy giảm hệ miễn dịch, làm cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây hại trong điều kiện bình thường. Đặc biệt, với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn yếu, sử dụng thuốc tây nhiều sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn có ích trong cơ thể..”
Chữa ho cho trẻ an toàn, dứt điểm bằng phương pháp dân gian
Do đó, thay vì dùng thuốc tây trị ho, cha mẹ nên áp dụng những cách trị ho bằng mẹo dân gian dưới đây:
- Bài thuốc trị ho từ ô mai:
– Cách thực hiện: Thịt ô mai (quả mơ) 3 quả, cam thảo 5 lát. Hai thứ giã nhỏ, ngậm thường xuyên, với trẻ nhỏ tuổi có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, nhỏ vào họng của trẻ mỗi lần 5 giọt, mỗi ngày vài ba lần.
2.Trị ho dứt điểm bằng lá hẹ tươi
– Cách thực hiện: Lá hẹ tươi 10 lá, đường phèn vừa đủ. Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cách thủy cùng đường phèn, cho trẻ uống mỗi lần 2-3 thì cà phê, mỗi ngày 2 lần. Chuyên dùng để chữa cho trẻ khi bị cảm cúm có ho, sốt, sổ mũi.
- Trị ho bằng tỏi
– Cách thực hiện: Tỏi lâu năm 3-4 nhánh, bóc vỏ, đập dập, cho vào cốc, đổ khoảng 100 ml nước sôi ngâm qua đêm, hôm sau lấy ra cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn, có thể hòa thêm một chút đường cho dễ uống và làm giảm tính kích thích của tỏi.
- Trị ho bằng các vị thuốc bắc
– Cách thực hiện: Bách bộ 6 g, bạch tiền 6 g, sa sâm 9 g, xuyên bối mẫu 3 g, sắc đặc, chia uống 3 lần trong ngày, dùng liên tục 5 ngày.
- Cúc vạn thọ trị ho cực hiệu quả
– Cách thực hiện: Cúc vạn thọ 15 bông, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường đỏ, chia uống 3 lần trong ngày.
- Chữa ho bằng rễ cây dâu tằm
– Cách thực hiện: Rễ cây dâu 20 g (cạo vỏ, tẩm mật ong, sao vàng) lá hẹ 20 g, hoa đu đủ đực 20 g, mạch môn 20 g, tất cả đem sắc với ba bát nước, cô lại còn 1 bát, hòa thêm đường phèn,chia uống 3 lần trong ngày.
- Gừng tươi- vị thuốc dân gian trị ho
– Cách thực hiện: Gừng tươi 40 g, củ sả 40 g, đường trắng 100 g. Hai thứ giã nhỏ, vắt lấy nước, hòa đường rồi cô nhỏ lửa thành dạng kẹo, mỗi lần lấy một ít ngậm dần.
- Chữa ho do cảm sốt với lá dâu tằm
– Cách thực hiện: Lá dâu tằm 20 g, bạc hà 10 g, rau má 20 g, rễ cây chanh 10 g, lá hẹ 10 g, sắc kỹ lấy nước, chia uống vài lần trong ngày, có thể hòa thêm một chút đường phèn. Dùng chữa ho do cảm sốt.
- Bài thuốc trị ho gia truyền
– Cách thực hiện: Kinh giới, bách bộ, bạch tiền và trần bì mỗi thứ 6 g, tử uyển 9 g, cát cánh và cam thảo mỗi thứ 6 g, sắc với 1 bát nước, cô lại còn nửa bát, chia uống vài lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng cho tất cả các trường hợp ho.
Mẹo chữa ho không dùng thuốc
Bên cạnh dùng phương thuốc trị ho ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên vận dụng phương pháp mát xa cho trẻ để tăng tác dụng chữa ho hiệu quả.
Cách làm: Lấy vài giọt dầu như dầu sả, tinh dầu tràm, dầu hạnh nhân hoặc hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay và xoa nhẹ lòng bàn chân của trẻ. Sau đó, bấm nhẹ vào điểm nối giữa 2/5 và 3/5 đường nối đầu mút ngón trỏ với điểm giữa bờ sau gót chân. Tiếp theo, xoa xát vùng liên sống bả (ở giữa hai xương bả vai) cho trẻ sao nóng lên là được.
Cuối cùng kết hợp với vỗ rung đờm giảm ho bằng cách khum đều bàn tay, vỗ nhẹ vào lưng trẻ ở phần giữa hai bả vai ở tư thế nằm hoặc ngồi đầu hơi dốc xuống. Chú ý thực hiện đều đặn, nhịp nhàng liên tục, tốt nhất là khi trẻ đói, đầu buổi sáng khi chưa ăn gì.