Thận trọng trước khi dùng thuốc bromazepam để đảm bảo hiệu quả

811

Bromazepam là loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepine. Người bệnh cần sử dụng thuốc bromazepam theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ nhằm hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả của thuốc.

Thận trọng trước khi dùng thuốc bromazepam để đảm bảo hiệu quả
Thận trọng trước khi dùng thuốc bromazepam để đảm bảo hiệu quả

Tác dụng của bromazepam

Bromazepam hoạt động bằng cách tác động lên chất hóa học trong não. Theo đó, thuốc được dùng để điều trị căng thẳng, lo lắng, hoặc lo âu.

Tuy nhiên các vấn đề lo lắng có liên quan đến những căng thẳng bình thường trong cuộc sống thì bạn không cần dùng thuốc điều trị.

Hướng dẫn liều dùng bromazepamcho người lớn

Liều thông Bromazepam cho người lớn để giảm lo lắng theo đường uống:

  • Người lớn: Liều khởi đầu: 6-18 mg hàng ngày chia thành nhiều lần. Liều lên đến 60 mg hàng ngày đã được sử dụng.
  • Người cao tuổi: liều khởi đầu lớn nhất là 3 mg hàng ngày.

Hướng dẫn liều dùng bromazepam cho trẻ em

Theo các dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn và sử dụng thuốc cho biết, hiện những thông tin về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được chứng minh. Theo đó, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Những dạng và hàm lượng của thuốc Bromazepam

Bromazepam có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén Lexotan: 3 mg; 6 mg.
Thuốc bromazepam không được tùy tiện sử dụng cho trẻ em
Thuốc bromazepam không được tùy tiện sử dụng cho trẻ em

Lưu ý điều gì trước khi sử dụng Bromazepam để đảm bảo an toàn?

Người bệnh không được dùng bromazepam trong các trường hợp sau:

– Bạn dị ứng với bromazepam, thuốc benzodiazepine hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

– Bạn đang mang thai, cho con bú hay có ý định mang thai. Tất cả điều này cần báo bác sĩ/dược sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và tác hại nếu cần thiết phải sử dụng.

– Bạn gặp các vấn đề về sức khỏe như: bệnh phổi nặng và mãn tính, bệnh gan mức độ nặng, bạn bị yếu cơ, ngưng thở tạm thời khi ngủ.

– Một số triệu chứng của phản ứng dị ứng cần đến gặp bác sĩ như: Phát ban, ngứa trên da; Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác của cơ thể; Thở gấp; Thở khò khè hoặc khó thở.

– Người bệnh cần lưu ý đến hạn sử dụng (EXP) của thuốc, nhằm tránh trường hợp dùng phải thuốc đã quá hạn sử dụng.

– Không cho trẻ em tiếp xúc với bromazepam cũng như sử dụng bromazepam, bởi loại thuốc này chưa được chứng minh hiệu quả và an toàn đối với trẻ em.

Bên cạnh đó, giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo bạn cần tránh các loại thuốc có thể gây tương tác với bromazepam bao gồm:

  • Các loại giảm lo âu khác;
  • Thuốc để kiểm soát các cơn động kinh;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng và cảm lạnh;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm HIV;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim hoặc tăng huyết áp;
  • Thuốc mê;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn;
  • Thuốc dùng để điều trị một số vấn đề về tinh thần và tình cảm;
  • Thuốc trị bệnh trầm cảm;
  • Các loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần khác;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Cimetidine – một loại thuốc dùng để điều trị loét;
  • Disulfiram – một loại thuốc được dùng để điều trị lạm dụng rượu.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu thuốc bromazepam. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của các bác sĩ về việc sử dụng bromazepam. Do đó hãy tuân thủ hướng dẫn của các cán bộ y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.vn