Nỗi ám ảnh của người thầy thuốc khi phải kết liễu số phận của bệnh nhân

1177

“Xưa nay, cứu người là sứ mệnh của người thầy thuốc, vậy mà giờ đây, ngành Y còn phải đảm thêm nhiệm vụ mới, đi ngươc lại những gì cũng tôi luôn tâm niệm lâu nay”

Sau hơn 2 tuần, tôi vẫn chưa thể quên được khoảnh khắc đưa mũi tiêm chứa thuốc độc vào anh T. – tù nhân mang án tử hình theo quy định của pháp luật. Dẫu biết đó là hành động được cho phép về mặt pháp lý nhưng lương tâm, đạo đức của một người thầy thuốc lại khiến tôi day dứt.

Đạo đức nghề nghiệp – Dù thế nào cũng phải giữ vững

Bất cứ một sinh viên ngành Y Dược nào cũng từng trải qua cảm giác vô cùng tự hào khi được đặt tay lên ngực và đọc to lời thề Hippocrates về đạo đức nghề nghiệp. Ngay từ khi còn là cậu học sinh học Cao đẳng Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, tôi đã được lòng nhiệt tình của những người thầy cô giáo nơi đây truyền tình yêu nghề nghiệp, giúp tôi lấy đó làm động lực để trở thành người Điều dưỡng viên giỏi, giúp đỡ cho các bệnh nhân của mình.

3 năm sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Cao đẳng Pasteur Sài Gòn, với những hành trang về kiến thức, kỹ năng cùng tình yêu nghề nghiệp, tôi nhanh chóng được nhận vào một Phòng khám tư tại quận 12. Ngày đó, cậu thanh niên vừa tốt nghiệp trường Y Dược lần đầu tiên đảm nhiệm công việc trong phòng với một vai trò mới, một người trợ thủ của Bác sĩ – khác hẳn với chàng sinh viên thực tập năm 2 tại Bệnh viện ngày còn đi học. Tôi háo hức với quãng đời hoạt động nghề nghiệp mà mình đã trông đợi, quyết đem tất cả tài năng và tâm huyết của mình vào việc chữa bệnh cứu người.

Kể từ lúc còn là sinh viên đến lúc hoạt động nghề nghiệp đến nay đã được hơn 5 năm, tôi luôn tâm niệm rằng đã là thầy thuốc thì cứu người là trách nhiệm, nghĩa vụ, là sứ mệnh thiêng liêng dù thế nào cũng không thể làm trái ngược.

Nhưng không thể chối bỏ trách nhiệm công dân

Vào năm 2013, ngành Y được phân thêm một trọng trách lớ, hỗ trợ pháp luật thực hiện xử tội những người mang án tử hình. Đối với những tử tù ấy, họ đã bị xã hội chối bỏ, đó cũng đồng thời là hình phát nghiêm khắc cho những tôi ác mà chúng gây ra. Thế nhưng đối với chúng tôi, trong thời gian thi hành án, họ vẫn là người bệnh nhân cần được chăm sóc.

Chúng tôi vẫn quan tâm, thăm khám, đối xử công bằng với họ như chính những người bệnh bình thường để họ mau chóng bình phục. Có những người đã sống một đời làm kẻ “máu lạnh”, gặp Điều dưỡng viên như tôi lại cảm nhận được tình người ấm áp. Họ tự mình nhận ra những tội lỗi trước kia và tự dằn vặt bản thân mình trong những tháng ngày tù tội còn lại.

Rồi cũng đến ngày họ phải chịu trách nhiệm đối với những hành động độc ác đã gây ra trong quá khứ. Ngày thi hành án, tôi được phân công phải tiêm mũi tiêm vào tĩnh mạch của tù nhân. Nhiều người bạn đồng nghiệp tỏ ra lo lắng bởi lâu nay, tôi vẫn là người sống thiên về tình cảm.

Thế rồi hôm ấy cũng qua đi. Nhưng những ngày sau đó mới thật nhiều giông bão.

Tôi luôn bị ám ảnh bởi khoảnh khắc mũi tiêm tẩm độc đâm vào cánh tay đã gầy hao đi nhiều của người tù nhân, cho tôi biết rằng mình đã thực hiện công việc kết liễu sự sống của một con người – một trong những người bệnh nhân mà chúng tôi từng chịu trách nhiệm. Điều đó chẳng phải đã đi ngược hoàn toàn với một trong những tôn chỉ của ngành Y, đó là người thầy thuốc không được làm hại bệnh nhân của mình.

Thiết nghĩ rằng, ngành nghề nào cũng gặp nhưng khó khăn riêng. Chúng tôi làm công việc cứu người lâu nay là trách nhiệm, nhưng cũng không thể vì vậy mà từ chối trách nhiệm của người công dân để tạo nên công bằng xã hội.