Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tuyển sinh Cao đẳng chính quy

“Khám phá” một ngày làm việc của Điều dưỡng viên người Việt tại Đức

Mức lương cao, nghề nghiệp hấp dẫn là những gì người ta biết khi nhắc đến Điều dưỡng viên người Việt tại Đức. Tuy nhiên mấy ai hiểu được đằng sau những ánh hoà quang ấy là thực tế công việc của Điều dưỡng viên ở đây ra sao.

Theo dấu bạn Mai Anh- Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một ngày của Điều dưỡng viên  người Việt tại Đức diễn ra như thế nào.

Công việc hàng ngày của điều dưỡng viên tại Đức

Theo Mai Anh để làm việc tại Đức với những ứng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng như cô sẽ phải trải qua chương trình học tập ở đây trong vòng 2 năm trước khi bước vào làm việc chính thức. Chi phí học tập sẽ do viện dưỡng lão hoặc công ty đó chi trả.

Vì Đức là một quốc gia có tốc độ già hoá nhanh, số lượng người cao tuổi chiếm đến 1/5 dân số nên hầu hết ứng viên sau khi học xong sẽ được giữ lại làm việc trong các Viện dưỡng lão là chủ yếu. Ở đây các bạn sẽ trực tiếp phụ trách công việc chăm sóc người cao tuổi.

Đây cũng chính là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng bên lề như: tính trách nhiệm, bình tĩnh, tự giác, hoà nhã và tâm lý.

Buổi sáng:

Một ngày làm việc của những Điều dưỡng viên như Mai bắt đầu từ sáng sớm, mỗi ngày đều đặn 8 tiếng và bao gồm 3 ca: sáng, chiều, tối và xoay ca liên tục chứ không hề cố định.Ca sáng thường bắt đầu vào lúc 6h30 và kết thúc lúc 15h30 chiều. Vào lúc giao ca những đồng nghiệp ca đêm sẽ thông báo có sự cố nào xảy ra trong ca đêm hôm trước không. Điều này giúp Điều dưỡng viên ca ngày sẽ định hình được quy trình chăm sóc của hôm sau.

Buổi trưa:

13h00 khi các cụ đã ăn xong và nghỉ trưa các Điều dưỡng viên sẽ có một cuộc họp nội bộ trong đó thảo luận với nhau về tình trạng bệnh của các cụ. Xác định cụ nào bệnh nặng, cụ nào cần được chăm sóc đặc biệt, hoặc các lý do khiến lượng đường trong máu tăng bất thường..

Công việc của một Điều dưỡng trong bệnh viện khá đa dạng, có người đảm nhận chính yếu ở nhiệm vụ này cũng có người lại chủ chốt ở nhiệm vụ kia. Vì vậy nên việc thảo luận có ý nghĩa rất quan trọng với các Điều dưỡng viên. Đặc biệt đối với những ca bệnh khó, bệnh nhân cao tuổi tính tình khó chịu hoặc bệnh rơi vào giai đoạn nặng,.. rất cần góp ý từ các Điều dưỡng viên kỳ cựu để công tác chăm sóc sức khoẻ được tốt hơn.

13h45 khi các cụ đã ngủ dậy, Điều dưỡng viên sẽ có nhiệm vụ chăm sóc vết thương cho từng cụ. Tất cả mọi quá trình đều phải được ghi chép cụ thể trong hồ sơ. Lúc này các Chuyên gia về Điều dưỡng sẽ giải đáp cho bệnh nhân về quá trình hồi phục, diễn biến bệnh cũng như tư vấn cách sinh hoạt hợp lý.

Bên cạnh đó, khi băng bó Điều dưỡng viên phải tuân thủ theo quy định chung, tuyệt đối không để nếp gấp làm cản trở quá trình hồi phục vết thương.

14h00 Điều dưỡng viên sẽ giúp các cụ gợi nhớ lại ký ức ngày xưa thông qua việc kể một vài câu chuyện hoặc chơi trò chơi. Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong công việc Điều dưỡng, thông qua hoạt động này họ sẽ thấu hiểu hơn tính cách, cuộc sống và sở thích của từng cụ. Nhờ đó giúp cho quá trình gợi nhớ ký ức và chăm sóc sức khoẻ được tốt hơn.

Công việc của Điều dưỡng viên ca sáng sẽ kết thúc lúc 15h. Trước đó họ phải kiểm tra lại một lần nữa các hoạt động mình đã hoàn thành, báo cáo cấp trên với những sự cố bất thường xảy ra trong thời gian mình làm việc, chuyển biến bệnh tình của bệnh nhân. Sau đó thay đồng phục và kết thúc  một ngày làm việc.

Tóm lại công việc của Điều dưỡng viên vẫn thường được người đời ví von như “làm dâu trăm họ” tuy không quá vất vả nhưng đòi hỏi nhiều yếu tố đặc thù như siêng năng, chăm chỉ, tận tuỵ, tâm lý, chu đáo, tinh thần trách nhiệm cao.