Còn được mệnh danh là “chất nhờn ma quái” slime đang khiến nhiều trẻ em thích thú bởi khả năng biến hoá kỳ diệu và kích thích trí sáng tạo bẩm sinh.
-
“TIẾT LỘ” 3 SỰ THẬT VỀ BỆNH VẢY NẾN MÀ ÍT NGƯỜI BIẾT TỚI
-
MẤT MẠNG VÌ UỐNG RƯỢU NGÂM RỄ, THÂN QUẢ KHÔ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia sức khoẻ thì món đồ này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho trẻ.
Cảnh giác với đồ chơi giá rẻ
Không khó để tìm mua slime trên thị trường. Từ các trang mạng online, tạp hoá, Văn phòng phẩm cho tới cổng trường học cũng đang tràn lan loại “chất nhờn ma quái” khó hiểu này.
Với những lời quảng cáo “đáng tin cậy” về độ an toàn, chất lượng sử dụng và giá cả hợp lý, nhiều phụ huynh không tìm hiểu thêm về nguồn gốc và đánh giá chính thức mà đã yên tâm mua về cho con trẻ sử dụng.
Slime là món đồ chơi phổ biến mà giới học sinh thường gọi là “xà lam”. Chỉ với 5000 đồng, là các cô cậu học sinh đã có thể sở hữu một hộp slime đầy đủ sắc màu để tha hồ biến hoá ra các hình dạng tuỳ thích.
Có thời điểm Slime còn rộ lên ở trường học như một phong trào, lan mạnh từ trường này qua trường khác. Đến mức nhiều ngôi trường phải cấm không cho chơi ở trường để tránh phiền toái và mất vệ sinh.
Các chuyên gia thực phẩm cho rằng, Slime nếu được chế tạo từ các chất tự nhiên với bột thực phẩm, hồ dán, kem đánh răng và màu thực phẩm,.. thì sẽ an toàn. Tuy nhiên với những hộp slime như vậy nguồn gốc xuất xứ sẽ ghi rõ trên thân hộp, giá bán cũng phải dao động trên 100.000 đồng/ hộp.
Còn slime ngoài cổng trường chỉ bán với giá 5000-10.000 đồng/ 1 hộp chủ yếu do người bán tự chế hoặc truyền tai chỉ nhau, có giá thành rẻ nên thu hút được rất nhiều học sinh.
Các thành phần này vốn dĩ không được kiểm duyệt về nguồn gốc và chất lượng thì không thể biết được bên trong chứa biết bao nhiêu chất độc hại.
Vụ việc 19 Học sinh ngộ độc do chơi Slime
Mới đây, tại Tiền Giang vụ việc 19 em học sinh của Trường THCS Bình Tây (huyện Gò Công Tây) nghi ngộ độc sau khi chơi slime đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thứ đồ chơi độc hại này.
Cụ thể, sau khi mua Slime tại cổng trường và chơi được một lúc tất cả các em đều có cảm giác ngứa, kèm theo nóng, rát, khó thở và ho, buồn nôn.19 em ngay sau đó đều được nhập viện để điều trị.
Chia sẻ tại các trang diễn đàn, nhiều vị phụ huynh cũng nhận được cảnh báo từ các phụ huynh khác khi cho con em chơi slime. Trong đó, biểu hiện rõ nét và phổ biến nhất đó là tay có dấu hiệu sưng phù vì nhiễm độc nặng chì, có thể kèm theo dị ứng, bỏng, tác động không nhỏ đến hệ thần kinh và sinh sản người dùng.
Nói về vấn đề này, Bác sĩ Võ Văn Thái- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: “ Phụ huynh cần yêu cầu trẻ rửa tay thật kỹ sau khi chơi các loại đồ chơi và chỉ nên chơi trong một khoảng thời gian nhất định. Vì da trẻ vẫn còn non, tiếp xúc với chất hoá học nhiều sẽ không tốt, nhất là slime.”
Trên thực tế, không phải gần đây, mà trước đó đã có nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu vì nhiễm độc da khi chơi slime. Nhiều chuyên gia Y tế khuyến cáo cha mẹ nên ngừng ngay việc cho trẻ chơi slime. Bởi với những chất độc hại có trong sản phẩm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khó lường với sức khoẻ và đề kháng non yếu của trẻ. Đó là chưa kể một số trường hợp trẻ nhai nuốt vì nhầm lẫn là kẹo, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu lỡ nuốt phải chất nhờn ma quái này.