Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tuyển sinh Cao đẳng chính quy

So sánh mức lương Điều dưỡng viên Nhật Bản và CHLB Đức

Cũng như những nước phát triển khác, Nhật Bản và Đức có tỷ lệ dân số già hoá tăng cao. Do đó nhu cầu tuyển dụng lao động Điều dưỡng viên ở các nước lân cận  rất cao. Đặc biệt là Việt Nam, Lào và Campuchia.

Sau đây hãy cùng Tin tức Y Dược so sánh mức lương Điều dưỡng viên giữa hai đất nước này chênh lệch như thế nào nhé.

  1. Vai trò của ngành Điều dưỡng viên ở Nhật Bản và Đức

Điều dưỡng là một nghề nghiệp thuộc hệ thống Y tế quốc dân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tư vấn phòng bệnh cho người dân. Những năm gần đây cùng với sự già hoá, các vấn đề sức khoẻ cũng tăng cao.Tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khoẻ ở  hai quốc gia này ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, số lượng Y tá và Điều dưỡng viên đang rơi vào trạng thái quá tải. Dẫn tới nhu cầu tuyển dụng nhân lực là rất cao.

Các Điều dưỡng viên làm việc tại Nhật và Đức không chỉ cần ở bệnh viện, nhà dưỡng lão, trung tâm Y tế mà còn cần nhiều ở các phòng khám tư và chăm sóc tại gia.

  1. Đánh giá tương quan giữa 2 thị trường Nhật Bản và Đức

Theo ông Đỗ Hải Nam – Phó cục trưởng, cục quản lý lao động ngoài nước cho biết về thị trường lao động Nhật Bản, mỗi năm thiếu hụt khoảng 2.500 điều dưỡng viên. Nếu với tình hình này, ước tính 10 năm nữa Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng Điều dưỡng viên.

Trong khi đó tại Đức đang cần tới 10.000 Điều dưỡng viên. Dự tính đến năm 2025 số lượng Cán bộ Điều dưỡng cần bổ sung lên tới con số 150.000 người, có thể tăng đến 350.000 người vào năm 2030 do sự già hoá dân số.

Đức và Nhật Bản là hai nước quy định rõ ràng về chính sách đối với lao động nước ngoài đến làm việc. Trước mắt hai quốc gia này sẽ chủ động tiếp nhận lao động Việt Nam thuộc ngành Điều dưỡng.

Các lao động này sẽ được đào tạo tiếng trong khoảng từ 6-12 tháng và tiếp tục đào tạo khi qua Đức hoặc Nhật làm việc.

Lý do lao động Điều dưỡng Việt Nam được đánh giá cao ở Nhật và Đức đó là do khéo léo, chăm chỉ và không ngại các công việc “không sạch sẽ”, chịu khó làm việc miễn là có thu nhập gửi về nhà. Ngoài ra, người Việt thường rất lễ phép và tôn trọng người già. Vì vậy họ luôn đồng cảm và tâm lý với bệnh nhân.

  1. So sánh mức lương điều dưỡng tại Nhật Bản và Đức

Mức lương của lao động Việt ở Nhật Bản phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật Nhật Bản.

Thu nhập thực tế thường dao động trong khoảng từ 150.000 yên – 180.000 yên/tháng, tương đương khoảng 30-35 triệu vnđ/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm các khoản trợ cấp, tăng ca tương ứng với hiệu suất và tính chất công việc.

Đặc biệt, hàng năm tại Nhật thường tổ chức các kỳ thi chứng chỉ nghề Cấp quốc gia. Những ứng viên thi đỗ sẽ có cơ hội ở lại làm việc lâu dài tại Nhật Bản và sở hữu mức lương ngang bằng với lao động Nhật (từ 50-60 triệu/1 tháng).

Thực tế, lương thực lĩnh của người lao động ở Nhật Bản nhận được là lương cơ bản trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt như thuế, bảo hiểm, chi phí trọ, ăn uống. Bình quân một tháng 1người lao động sẽ chi ra khoảng 70-80 yên để ăn uống và chi trả sinh hoạt.

Như vậy tính chi tiết, mức lương cuối cùng mà lao động Điều dưỡng nhận được sau khi trừ đi các khoản dao động là từ 22-26 triệu vnd/ tháng. Nếu làm thêm thì mức lương thực lĩnh sẽ cao hơn nhiều.

Còn ở Đức, người lao động thường nhận mức lương từ 2.000-2,300 euro/tháng (tương đương 45-50 triệu đồng/tháng) cùng với các khoản đãi ngộ khác theo quy định của Pháp luật CHLB Đức.

Mặc dù hưởng mức lương cao “chót vót” nhưng Điều dưỡng viên ở Đức lại phải đóng khoản thuế và bảo hiểm xã hội cao tương tự .

Ngoài ra, tất cả mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống, ở trọ phải tự túc bằng tiền lương của bản thân mà không được trợ cấp như Nhật Bản.