Củ đậu là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, Củ đậu mọc mầm có ăn được không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g Củ đậu
Trong thành phần củ đậu chứa tới 80-90% là nước, 4,51% là đường glucoza có tác dụng giải nhiệt, giải khát rất hiệu quả. Ngoài ra, trong củ đậu cũng không có chất béo vì vậy hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người.
Củ đậu thường được các chị em sử dụng đắp mặt nạ hoặc làm thực phẩm để giúp da dẻ mịn màng, thân hình thon gọn, khoẻ đẹp. Trong đông y, Củ đậu còn được sử dụng để chữa bệnh khát nước hay đi ngoài ra máu..
Nghiên cứu cho thấy trong 100g Củ bao gồm các hàm lượng dinh dưỡng sau đây:
Giá trị dinh dưỡng trong 100g Củ đậu | ||
Thành phần | Đơn vị | Giá trị |
Nước | G | 92 |
Protit | G | 1 |
Glucid | G | 6 |
Xenluloza | G | 0.7 |
Tro | G | 0,3 |
Tinh bột | G | 2,4 |
Năng lượng | Kcal | 29 |
Canxi | Mg | 8 |
Phốt pho | Mg | 16 |
Vitamin C | Mg | 6 |
Củ đậu mọc mầm có ăn được không?
Gần đây Chuyên mục Tư vấn sức khoẻ nhận được rất nhiều thắc mắc của độc giả về việc Củ đậu mọc mầm có ăn được không?
Trả lời cho điều này, Bác sĩ Võ Văn Thái- Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: “Trên thực tế mặc dù ở trạng thái bình thường củ đậu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho sức khoẻ, nhưng khi mọc mầm những chất dinh dưỡng này lại chuyển hoá thành một dạng chất nguy hiểm, gây tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc nặng nếu ăn phải. Vì vậy người tiêu dùng đừng vì tiếc của mà ăn củ đậu mọc mầm”.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm khác khi mọc mầm cũng sản sinh nhiều chất cực độc nguy hiểm đến tính mạng người ăn phải. Cụ thể:
Các loại củ tuyệt đối không ăn khi mọc mầm
-
Hành, tỏi, gừng, nghệ
Đây là các loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng chúng khi còn tươi, chưa bị mọc mầm. Đặc biệt là gừng, ở điều kiện bình thường, gừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhưng khi đã mọc mầm, trong củ gừng sản sinh độc tố lưu huỳnh, gây tổn thương cho gan. Ngoài ra, một số củ gừng khi bị cũ đi còn phát sinh chất độc hại có tên shikimol ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của gan.
-
Khoai lang mọc mầm
Trong khoai lang mọc mầm chứa glycoalkaloid- một loại độc tố gây tiêu chảy, nôn mửa và ảnh hưởng đến hệ thần kinh người ăn phải.
Vì vậy, nếu trường hợp gặp phải khoai lang mọc mầm, bạn hãy cắt bỏ phần mọc mầm và ngâm trong nước muối, rồi mới sử dụng.
-
Khoai tây đã mọc mầm
Các nhà khoa học cảnh báo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng khoai tây đã mọc mầm. Trong khoai tây mọc mầm chứa hàm lượng rất lớn các chất glycoalkaloid gây độc hại trực tiếp đến hệ thần kinh, đồng thời gây ung thư gan, ung thư dạ dày.
Đa phần các chất độc này sẽ nằm tập trung ở chân mầm, lớp vỏ xanh phía ngoài khiến khoai tây bị đắng và không dùng được.
Mẹo bảo quản các loại củ để không nảy mầm
Rau củ thường dễ mọc mầm trong điều kiện môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng. Do đó, nguyên tắc khi bảo quản rau củ không bị mọc mầm đó là phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi ẩm thấp. Cụ thể:
- Với hành tỏi: Khi mua về nên để ở nơi khô ráo, cần thiết nên phơi nắng cho vỏ se lại rồi mới mang đi cất dùng dần.
- Gừng: Bọc kỹ bằng giấy bạc hoặc túi nhựa trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh để gừng không bị khô, mất mùi.
- Khoai tây, khoai lang: Cho vào túi giấy tối màu, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đặc biệt không được để sát đất để khoai không tiếp xúc với độ ẩm bên ngoài.
- Lạc: Bảo quản trong điều kiện kín, như cho vào lọ thuỷ tinh đậy nắp thật chặt.