Xuất khẩu điều dưỡng viên sang Nhật với nhiều lời hứa hẹn về mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt đã thu hút hàng chục ngàn người Việt tham gia.
-
TÌM HIỂU NGAY 13 CĂN BỆNH BỊ CẤM XUẤT KHẨU ĐIỀU DƯỠNG QUA NHẬT BẢN
-
VỪA HỌC VỪA LÀM VẪN THÀNH CÔNG VỚI VĂN BẰNG 2 CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
Chúng ta hãy cùng Tin tức Y Dược trải nghiệm cuộc sống tại Nhật của Minh Thư- một bạn Điều dưỡng viên là cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sau đây.
Cận cảnh cuộc sống Điều dưỡng viên người Việt tại Nhật Bản
Tết nguyên đán vẫn phải đi làm..
Theo chia sẻ của Minh Thư thì Nhật Bản ăn tết vào dịp tết dương lịch, nên đến khi tết Âm lịch theo lịch Việt Nam người lao động vẫn đi làm như ngày bình thường. Nhiều bạn mới sang đón cái tết ở nơi đất khách quê người mà không có bánh chưng, cành đào, cành mai hay mâm ngũ quả sẽ thấy rất tủi thân.
Bên cạnh đó, khi mới qua Nhật do chưa biết nhiều mối quan hệ nên cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh việc đi làm rồi lại về nhà quanh quẩn một góc, khá tẻ nhạt và nhớ gia đình da diết.
Dần dần khi biết thêm các bạn mới và thích nghi với cuộc sống ở đây mới thấy đỡ hơn nhiều.
Bên Nhật không cho tụ tập đông người
Khác như ở Việt Nam, ở Nhật không cho phép tụ tập đông người. Chỉ cần một nhóm bạn từ 4-5 người đứng tụm lại là sẽ bị cảnh sát hoặc người dân xung quanh nhắc nhở. Ngay cả đi siêu thị hay bất kỳ đâu chúng ta chỉ nên tách nhóm ra di chuyển không nên đứng một chỗ sẽ bị nghi ngờ.
Thời tiết Nhật Bản
Gần như tất cả các vùng ở Nhật vào mùa đông thường có tuyết rơi, trừ một số vùng nhiệt đới như Okinawa. Vì vậy nên lúc mới qua đây những ai không quen sẽ bị cảm lạnh hoặc cước run người.
Ngôn ngữ
Làm Điều dưỡng viên ở Nhật đồng nghĩa bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy nên hãy chuẩn bị vốn từ ngữ thật tốt ở nhiều lĩnh vực. Người Nhật cực khó tính nhất là những người bệnh lại càng khó tính hơn. Quan điểm của người Nhật đó là “thưởng phạt phân minh” nếu bạn tận tâm, nhiệt tình với công việc thì sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
Đồ ăn
Thực phẩm ở Nhật chênh lệch giá khá rõ, có loại rẻ hơn Việt Nam rất nhiều nhưng cũng có loại mắc hơn hẳn. Vì vậy nếu muốn ngon, bổ, rẻ thì hãy dành thời gian chăm chỉ đi mua sắm nhé!
Bên cạnh đó, đặc trưng văn hoá ẩm thực của Nhật cũng khác hẳn Việt Nam. Nếu nước ta thiên về “ăn chín uống sôi” thì Nhật lại thích ăn những món tươi sống kết hợp với các loại nước sốt không nặng mùi. Nếu xác định không ăn được những món này thì hãy chủ động nấu ăn tại nhà nhé!
Môi trường làm việc
Thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt thì sẽ đi kèm với môi trường làm việc khắt khe với nhiều quy định ràng buộc như không được tám chuyện, đùa giỡn trong quá trình làm việc. Đi ra ngoài cũng phải báo cáo..
Nhiều bạn Điều dưỡng người Việt mới qua đây sẽ thấy khá ngột ngạt, nhưng sau một thời gian thích nghi dần cũng thấy quen.
Người Nhật thường đề cao hiệu quả công việc, nên việc họ làm như vậy cũng là mong muốn dịch vụ của mình tốt hơn với khách hàng.
Nếu muốn làm Điều dưỡng viên tại Nhật Bản bắt buộc bạn phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây:
- Đã có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
Công việc của Điều dưỡng viên tại Nhật Bản:
Điều dưỡng viên Việt Nam khi qua Nhật Bản thường sẽ được bố trí làm việc tập trung chủ yếu tại các Bệnh Viện, Viện dưỡng lão. Công việc hàng ngày bao gồm:
- Chăm sóc đời sống sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh
- Theo dõi, chăm sóc tình trạng bệnh
- Cho bệnh nhân ăn, uống
Khác:
- Giúp bệnh nhân đi lại với các Trường hợp đi lại khó khăn
- Tiếp nhận thuốc
- Vận chuyển đơn, phiếu, kết quả xét nghiệm
- Vệ sinh phòng bệnh, thay ga giường..
- Bảo quản và vệ sinh các dụng cụ Y tế
- Mang trà và cơm cho người bệnh
- Một số công việc khác được giao
Thực tế thiếu nhân lực ngành Điều dưỡng đã thúc đẩy Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các nước lân cận. Từ năm 2012 Nhật Bản ký kết hợp tác với Việt Nam về chương trình tuyển dụng Điều dưỡng, Hộ sinh qua Nhật làm việc. Đến nay sau 4 khoá đào tạo có hơn 500 ứng viên xuất sắc của Việt Nam hiện đang làm việc ở các Trung tâm Y tế, Viện dưỡng lão của Nhật Bản.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách hỗ trợ về lương, thưởng và đãi ngộ cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu có mong muốn tham gia xuất khẩu lao động sang Xứ sở mặt trời mọc thì tốt nhất bạn vẫn nên chuẩn bị tâm lý về những điều mới mẻ sẽ xuất hiện trong công việc, cuộc sống khi đặt chân đến vùng đất mới.