Ciprofloxacin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone, thường có trong các thuốc kháng sinh dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng.
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thực hiện miễn giảm 100% học phí Cao đẳng Y Dược năm học 2020
- 3 phương thức đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM năm 2020
- Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Y Dược ở TPHCM miễn học phí 2020
Liều dùng ciprofloxacin cho người lớn
Theo trang Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:
– Liều ciprofloxacin cho người lớn dự phòng bệnh than ở dạng thông thường:
Liều dự phòng cho người lớn đã phơi phiễm bệnh than do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
- Tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 12 giờ.
- Uống: 500 mg mỗi 12 giờ.
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống thuốc) là 60 ngày.
– Liều ciprofloxacin cho người bị nhiễm trùng huyết ở dạng thông thường:
Nhiễm trùng huyết thứ cấp liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do khuẩn Escherichia coli: tiêm tĩnh mạch 400 mg mỗi 12 giờ.
Việc điều trị nên được tiếp tục trong vòng 7-14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
– Liều ciprofloxacin cho người bị viêm phế quản ở dạng thông thường:
Đợt kịch phát của bệnh viêm phế quản mạn tính:
- Nhẹ/trung bình: tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 12 giờ. Uống: 500 mg mỗi 12 giờ.
- Nặng/phức tạp: tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 8 giờ. Uống: 750 mg mỗi 12 giờ.
Thời gian điều trị: 7–14 ngày.
– Đối với Ciprofloxacin 0,3%:
Mắt:
Nhiễm khuẩn cấp tính: Khởi đầu nhỏ 1–2 giọt mỗi 15–30 phút, giảm dần số lần nhỏ mắt xuống nếu bệnh đã thuyên giảm..
Các trường hợp nhiễm khuẩn khác: Nhỏ 1–2 giọt, 2–6 lần/ngày hoặc hơn nếu cần.
Bệnh đau mắt hột cấp và mãn tính: 2 giọt cho mỗi mắt, 2–4/lần mỗi ngày. Tiếp tục điều trị trong 1–2 tháng hoặc lâu hơn.
Tai:
Khởi đầu nhỏ 2–3 giọt mỗi 2–3 giờ, giảm dần số lần nhỏ khi bệnh đã thuyên giảm.
Liều dùng ciprofloxacin cho trẻ em
– Liều ciprofloxacin cho trẻ em dự phòng bệnh than ở dạng thông thường:
Liều dự phòng cho trẻ em đã phơi phiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
Tiêm tĩnh mạch: 10 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
Uống: 15 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 500 mg/liều).
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 60 ngày.
– Liều iprofloxacincho trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở dạng thông thường:
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nhiễm khuẩn có biến chứng do khuẩn Escherichia coli đối với trẻ từ 1-18 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 6-10 mg/kg mỗi 8 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
- Uống: 10-20 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 750 mg/liều).
Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 10–21 ngày.
Đối với trẻ em, ciprofloxacin không phải là thuốc đầu tiên được lựa chọn do tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi cao.
Dạng và hàm lượng của thuốc Ciprofloxacin
Ciprofloxacin có những dạng và hàm lượng sau:
- Hỗn dịch, thuốc uống: 5% (100 mL); 10% (100ml).
- Viên nén bao phim, thuốc uống: 250 mg, 500 mg.
- Ciprofloxacin 0,3% nhỏ tai hoặc mắt.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.
Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.vn