Định hướng mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên cấp bậc THPT

2784

Ở mỗi thời đại, chương trình giáo dục sẽ có nhiều điểm khác nhau. Do đó, bản thân là một nhà giáo, mỗi người cần biết định hướng mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên để phù hợp hơn với sự phát triển của công nghệ và xã hội hiện đại.

Với những thông tin bổ ích sau đây sẽ giúp các giáo viên THPT tương lai hoạch định được mục tiêu nghề nghiệp lý tưởng để toàn tâm toàn ý theo đuổi sự nghiệp giảng dạy và đạt được nhiều thành công mỹ mãn.

  1. Nhiều điểm đổi mới trong chương trình giáo dục THPT

Hiện nay, Bộ GD & ĐT đang chuẩn bị đưa ra dự thảo về chương trình học cũng như bổ sung thêm hoạt động trong quá trình học tập để lấy ý kiến góp ý từ dư luận xã hội.

Dưới đây là những điểm đổi mới được Bộ Giáo dục và đào tạo đề xuất trong khung nội dung của dự thảo:

a. Quy định về tiêu chuẩn của học sinh

Theo đó, Bộ Giáo dục và đào tạo quy định đầy đủ về 5 phẩm chất cùng 10 năng lực chủ yếu hội tụ ở học sinh bao gồm: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  • Năng lực cốt lõi gồm có 7 năng lực thuộc về mặt chuyên môn và 3 năng lực chung.
  • Trong đó, các năng lực chung bắt buộc phải có đó là: tự học, ham học hỏi, tự nghiên cứu, tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, phản ứng và giải quyết linh hoạt trước mọi tình huống.
  • Còn các năng lực chuyên môn bao gồm: ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên, xã hội, tính toán, tin học, thể chất, tin học, công nghệ. Các năng lực này sẽ được trau dồi và bồi dưỡng trong quá trình học tập bằng những môn học cụ thể nhất định.

b. Lấy tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất học sinh làm cốt lõi

Theo đó, hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đề xuất ý kiến lấy tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của học sinh làm căn cứ xây dựng chương trình học, biên tập sách giáo khoa, nội dung giảng dạy phù hợp cũng như đánh giá phẩm chất của học sinh ở các cấp bậc học. Vậy nên, chương trình giáo dục sẽ không mang nặng kiến thức hàn lâm và thiếu tính thực tiễn như ngày trước mà các điểm cải tiến trong khung đào tạo sẽ giúp học sinh phát huy được hết tố chất tiềm năng của mình.

Ngoài ra, với phương pháp giáo dục mới này, giáo viên chỉ có nhiệm vụ khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự khám phá, tìm tòi, nghiên cứu ý nghĩa của các bài học và phát biểu suy nghĩ của mình.

c. Chỉ còn 5 môn giáo dục bắt buộc

Thay vì như trước đây bắt buộc học tới 13 môn bắt buộc thì hiện nay chỉ phải học 5 môn bắt buộc đó là các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Ngoài ra, ở khung chương trình học mới còn quy định phải học những nội dung cơ bản thuộc về bắt buộc như các hoạt động hướng nghiệp, chuyên đề bắt buộc và chương trình giáo dục thuộc về địa phương.

  1. Định hướng mục tiêu nghề nghiệp dành cho giáo viên THPT

Để phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay, giáo viên THPT cần đề ra mục tiêu nghề nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây:

  • Có phương án phát huy được năng lực và các tố chất bẩm sinh của học sinh.
  • Phân tích, nhận định kết quả học tập của học sinh dưới nhiều phương thức đa dạng.
  • Sáng tạo được nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau thích hợp với nhiều đối tượng học sinh giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu bài giảng.
  • Phát triển được khả năng xử lý tình huống đa dạng, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh
  • Khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin thành thạo trong công tác giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm
  • Dẫn dắt học sinh khéo léo, linh hoạt trong từng bài giảng
  • Học hỏi, lĩnh hội nhiều kinh nghiệm quý báu từ các thế hệ giáo viên đi trước
  • Khả năng thiết kế bài giảng sáng tạo gần gũi phù hợp năng lực học sinh
  • Thích nghi với những chương trình đào tạo đổi mới, tiếp thu nhiều kiến thức mới trong quá trình giảng dạy

Bên cạnh những gợi ý ở trên thì mỗi người giáo viên cần xác định lợi thế và hạn chế của mình là gì, vạch rõ tiến trình thăng tiến của bản thân. Có như vậy thì  mới xác định chính xác mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên phù hợp nhất để nhanh chóng đạt được thành công như mong đợi.